Đại cương thiếu hụt miễn dịch

15.5976


Tất cả mọi người, ai cũng đều bị nhiễm trùng. Khi đứa trẻ thoát ra khỏi môi trường vô trùng trong tử cung người mẹ thì lập tức bị xâm nhập bởi vô số các loài vi sinh vật. Nhưng vì hầu hết các vi sinh vật này đều không gây bệnh nên đã không tạo ra triệu chứng. Ở trẻ con, sự xâm nhập của một mầm bệnh mà chúng chưa từng tiếp xúc sẽ gây ra bệnh cảnh nhiễm trùng trên lâm sàng; nhưng đồng thời nó cũng tạo ra cho đứa trẻ một tình trạng nhớ miễn dịch và duy trì tính miễn dịch lâu dài cho đứa trẻ.

Một đứa trẻ, hay một người lớn, sẽ bị nghi ngờ là thiếu hụt miễn dịch khi trên cơ thể xuất hiện những nhiễm trùng làûp đi làûp lại, tồn tại kéo dài, trầm trọng hoặc bất thường. Thiếu hụt miễn dịch có thể chia thành tiên phát hoặc thứ phát, và có thể xảy ra theo cơ chế đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Tuy nhiên, có nhiều thiếu hụt có thể mơ hồ, thoáng qua hoặc không phân loại được. Theo một báo cáo thống kê thì hơn một nửa số bệnh nhân bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoàn toàn bình thường về mặt miễn dịch học. Trong khi đó khoảng 45% có biểu hiện ít nhất là một kiểu thiếu hụt chức năng miễn dịch, mà chiếm phần lớn là thiếu hụt miễn dịch không đặc hiệu.


Hình. Phân bố nguyên nhân của nhiễm trùng lặp đi lặp lại ở trẻ em.

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]