Đăng kiểm viên phương tiện thủy phải có trình độ tiếng Anh

Việc sát hạch để công nhận đăng kiểm viên do Hội đồng 5-7 người thực hiện…

0
Đăng kiểm viên kiểm tra đường ống dẫn dầu của hầm máy phương tiện thủy

Theo quy định của Bộ GTVT tại Thông tư số 49 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016, đăng kiểm viên (ĐKV) phương tiện thủy gồm các hạng: I, II, III và chức danh ĐKV thẩm định thiết kế.

Trong đó, ĐKV hạng I, II và thẩm định thiết kế phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong chuyên ngành: vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền (đối với ĐKV thẩm định thiết kế là điện tàu thuyền). Người được công nhận chức danh ĐKV hạng I này phải có trình độ tiếng Anh cấp độ C trở lên, hai hạng còn lại là trình độ B trở lên. Còn ĐKV hạng III phải tốt nghiệp trung cấp các ngành kỹ thuật liên quan đến tàu thủy, cơ khí ô tô và đã được đào tạo bổ sung.

Người giữ hạng ĐKV nào, được kiểm định phương tiện thủy có công suất hoặc trọng tải tương đương (ví dụ hạng II được kiểm định các loại phương tiện, trừ tàu dầu 2000 tấn trở lên, tàu VR-SB từ 500 tấn trở lên…). Trong đó, ĐKV hạng I là hạng cao nhất và có nhiệm vụ tập huấn ĐKV, sát hạch tay nghề, nghiên cứu khoa học.

Việc kiểm tra tay nghề của người trước khi trở thành ĐKV được thực hiện bởi Hội đồng công nhận đăng kiểm gồm 5-7 người, trong đó lãnh đạo Cục Đăng kiểm VN là Chủ tịch hội đồng.

Ứng viên ngoài việc đáp ứng đủ yêu cầu hồ sơ, còn phải trải qua các khâu kiểm tra năng lực thực hành nghiệp vụ (tối thiểu trong thời gian 3 tháng). Khi đạt yêu cầu, được cấp Giấy chứng nhận ĐKV có hiệu lực 5 năm. Khi hết thời hiệu, ĐKV được kiểm tra, đánh giá lại năng lực thực tế trước khi được công nhận lại.

ĐKV có hành vi vi phạm quy trình đăng kiểm, tiêu cực trong công tác sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1 đến 12 tháng hoặc thu hồi Giấy chứng nhận ĐKV.

Huy Lộc

CLIP HAY:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]