Đau bụng khi ăn là bệnh gì?

Con tôi năm nay 23 tuổi, thỉnh thoảng cháu bị đau bụng quằn quại sau khi ăn, phải uống thuốc giảm đau mới hết. Cháu đã đi khám nhưng không tìm ra nguyên nhân. Xin hỏi, con tôi mắc bệnh gì? Nên đi khám ở đâu?

15.5836

Trần Hải Dương (Nghệ An)

Sau khi, nếu thấy mệt mỏi và buồn nôn; đau quặn bụng dưới từng cơn trong thời gian ngắn (không quá 2 giờ đồng hồ); có thể bị tiêu chảy và sốt nhẹ; tâm trạng dễ kích động, bực dọc, căng thẳng… thì có thể là do các nguyên nhân sau: Do uống chất cồn thường xuyên trong bữa ăn (có thể bị trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và do đồ uống lạnh và có ga) – đây là nguyên nhân khởi đầu cho một số vấn đề ở dạ dày. Do ký sinh trùng “cư ngụ” trong dạ dày gây rối loạn tiêu hóa mạn tính.

Do nhiễm nấm Candida vì loại nấm này tiêu diệt các vi khuẩn có ích giúp hỗ trợ tiêu hoá; can thiệp vào bài tiết men tiêu hóa, gây giảm số lượng axít tiêu hóa ở dạ dày và mật. Các nguyên nhân này được đánh giá là không nguy hiểm. Tìm và trị đúng nguyên nhân, chứng đau bụng sẽ hết.

Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân nghiêm trọng về sức khoẻ khiến chúng ta bị đau bụng sau khi ăn, đặc biệt các cơn đau thắt ngực ngay sau ăn và đau quặn liên tục theo cường độ tăng dần; cơn đau bụng kéo dài nhiều giờ; thấy khó khăn khi nuốt, khó chịu, đầy bụng, ợ nóng, buồn nôn và ói mửa.

Tình trạng này có thể là do bị tắc nghẽn mạch máu: sau bữa ăn, máu sẽ được tăng cường tới hệ tiêu hóa, tạo áp lực lên các mạch máu khiến một số mạch máu nào đó có thể bị “nghẽn”, gây ra hiện tượng đau thắt ngực sau ăn. Do ung thư dạ dày: đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất của đau bụng sau khi ăn. Do sỏi mật: sỏi mật gây cản trở dòng chảy của mật trong ống dẫn mật.

Do axit trào ngược: một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược axit là đau bụng sau khi ăn. Do hội chứng đại tràng kích thích: dây thần kinh của đại tràng trở nên quá nhạy cảm, khiến đại tràng co thắt quá mức khi bạn ăn, gây ra cơn đau quặn bụng trong suốt bữa ăn hay một thời gian ngắn sau bữa ăn. Trường hợp con của bác nên đi khám tiêu hoá để loại trừ đau bụng ngoại khoa và nên làm một số các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại tràng.

Theo BS. Hoàng Thanh Hải
Sức khỏe Đời sống

Tổng hợp

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]