Dấu hiệu bệnh phụ khoa chị em nên đi khám bác sĩ

Dưới đây là những dấu hiệu bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên đa số phụ nữ ngại chia sẻ điều này với bác sĩ.

15.6046
Bị đau khi quan hệ tình dục. Không phải tất cả chị em đều bị đau khi giao hợp, nhưng có tới 15% số chị em có thể gặp triệu chứng này tại nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc sống chăn gối của họ. Thậm chí nhiều chị em còn nghĩ: "Tất cả phụ nữ khi quan hệ tình dục có thể bị đau thường xuyên và đây là chuyện bình thường". Nhưng thực tế, đây là dấu hiệu bệnh phụ khoa bất thường, thậm chí là nguy hiểm.

Đau khi quan hệ tình dục có thể xuất phát từ các vấn đề ở màng trong dạ con, hoặc do nhiễm nấm men, u xơ, nhiễm trùng trong âm đạo… Những vấn đề này chị em nên được phát hiện thật sớm để tránh đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em. Do đó bạn không nên xấu hổ hay ngần ngại nói với bác sĩ về vấn đề này.

Có mùi khó chịu ở vùng kín. Đây chắc chắn là điều khiến chị em cảm thấy ngại nhất khi nói ra. Nhưng nó cũng là một đầu mối vô cùng quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Khi "vùng kín" có mùi khó chịu, chắc chắn bạn đã bị viêm. Nhưng mức độ viêm và nguyên nhân gây viêm khác nhau nên cũng khiến "vùng kín" có mùi khó chịu không giống nhau. Vì vậy, bạn cần cung cấp "đầu mối thông tin" này cho bác sĩ khi khám phụ khoa.

Bạn từng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu bạn từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD hay STI), đã điều trị thành công bằng thuốc kháng sinh, đừng nghĩ rằng không cần thiết phải nói kể với bác sĩ. Thực tế thuốc kháng sinh trị khỏi bệnh nhưng không thể cải thiện tình trạng tắc ống dẫn trứng và hydrosalpinx (ống dẫn trứng bị chặn hoặc đầy chất lỏng) có thể gây ra vô sinh.

Lông mọc bất thường trên mặt hoặc cơ thể. Đây có thể là triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố, báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là thủ phạm phổ biến nhất gây tình trạng trên. Một số nguyên nhân khác như chứng tăng trưởng thượng thận bẩm sinh thể không cổ điển (NCAH), hội chứng hyperandrogenism, hội chứng kháng insulin, bệnh gai đen, phát phì, khối u buồng trứng hoặc tuyến thượng thận... đều có thể gây vô sinh.

Đôi khi bị rò rỉ nước tiểu. Khi bị tiểu không tự chủ, nhiều chị em có thể lúng túng và nhiều người ngại nói về nó. Nhưng phụ nữ không cần phải chịu đựng điều này. Bởi nó có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau như giảm cân, tập luyện bàng quang, uống thuốc men, cấy ghép hoặc thậm chí phẫu thuật.

Bạn bị đau khi đi đại tiện. Sự co bóp ruột có thể làm bạn khó chịu nhưng không gây đau. Nhiều bệnh khác có thể gây đau khi đi đại tiện. Ví dụ như bệnh lạc nội mạc tử cung vừa gây đau khi đi đại tiện, thậm chí đi tiểu tiện. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Chứng lạc nội mạng tử cung cũng là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh. Một nguyên nhân khác gây đau khi đại tiện là do IBS (hội chứng kích thích ruột), không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khô âm đạo khi quan hệ. Khô âm đạo có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố, nhiễm trùng âm đạo, ngứa hoặc tác dụng phụ của thuốc, kể cả thuốc kích thích rụng trứng. Bạn có thể sử dụng một loại chất bôi trơn an toàn giúp việc quan hệ tình dục thoải mái hơn. Nhưng đừng dừng lại ở đó mà nên nói với bác sĩ phụ khoa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô âm đạo, bác sĩ có thể kê toa thuốc phù hợp.

Chảy máu trong và sau khi quan hệ. Nhiều phụ nữ cho rằng, đây la hiện tượng bình thường, tuy nhiên, trừ lần đầu quan hệ ra, nếu những lần sau hiện tượng này xảy ra nhiều lần, chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, khô âm đạo hoặc là triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh ung thư mà bạn đang gặp phải, ví dụ như ung thư cổ tử cung... Nói chuyện với bác sĩ để được làm xét nghiệm cần thiết sẽ tốt hơn cho bạn.

Số lần bạn có quan hệ tình dục không bảo vệ (dù chỉ là một lần). Cho dù chỉ một lần có quan hệ tình dục không an toàn, bạn cũng có nguy cơ lây bệnh tình dục. Một số bệnh có thể không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ đầu nên chỉ nhìn bề ngoài sẽ rất khó nhận biết, ví dụ như bệnh Chlamydia, giang mai... hoặc như nhiễm HPV có thể ủ bệnh trong nhiều năm. Chính vì vậy, nếu biết nguy cơ của bạn, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn kiểm tra và xét nghiệm bệnh đầy đủ hơn.
Theo Linh Chi - Kiến thức
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]