Dấu hiệu cần khám da liễu

Làn da đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết, điều hòa thân nhiệt và hô hấp.

15.6038
Đây cũng là “cửa sổ” phản ánh tình trạng sức khỏe của con người nên chỉ qua quan sát da, ta có thể nhận biết một số bệnh tật.

Ảnh: flickr.com


Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu làn da của bạn có những dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám da liễu sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Da nổi mụn lâu ngày

Khi làn da bị mụn "tấn công", mặc dù đã dùng nhiều sản phẩm đặc trị mụn mà vẫn không cải thiện tình hình thì bạn nên đi khám da liễu ngay. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và cho bạn hướng điều trị hiệu quả nhất.

Ảnh: flickr.com

Da ngứa, phát ban đỏ

Nếu bạn gặp phải vấn đề này, tốt nhất nên đi khám da liễu để được điều trị đúng cách. Tránh gãi gây trầy xước da hoặc tự ý mua thuốc bôi có thể làm triệu chứng viêm ngứa nặng hơn.

Ảnh: flickr.com

Mắt sưng húp, thâm quầng

Nếu bạn cảm thấy mình vẫn ngủ đủ giấc mà vùng da quanh mắt vẫn xỉn màu. Có thể đó là do thức ăn hàng ngày của bạn chứa quá nhiều natri, một chế độ ăn nhiều muối có thể tăng khả năng giữ nước trong cơ thể, làm cho mắt sưng húp và thâm quầng.

Trong trường hợp này, bạn có thể đắp túi trà ấm, dưa leo hay đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị.

Ảnh: flickr.com

Da xuất hiện nhiều nếp nhăn

Theo kết quả nghiên cứu mới được thực hiện ở 114 phụ nữ đã mãn kinh tại Mỹ, các chuyên gia y tế đã phát hiện ra rằng ở những người có nhiều nếp nhăn trên cổ và mặt, mật độ xương ở hông, cột sống và gót chân của họ khá thấp.

BS Lubna Pal, người đứng đầu cuộc nghiên cứu thuộc khoa Y trường ĐH Yale, giải thích: "Collagen trong da giống như collagen trong xương. Sự thiếu hụt collagen có thể là nguyên nhân gây ra các vết nhăn trên da và giảm mật độ xương".

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kiểm tra mật độ xương. Nếu có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bạn cần tập thể dục, bổ sung thêm can-xi, vitamin D… để làm chậm quá trình mất xương.

Da khô, móng giòn và dễ gãy

Nếu làn da của bạn trở nên khô sần, bong tróc, móng tay chân giòn và dễ gãy, khả năng này có thể chỉ ra một vấn đề tuyến giáp.

Hơn nữa, móng tay bị vàng hoặc giòn thường do nhiễm nấm. Vì vậy, nếu được khám sớm, các bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý vấn đề bằng thuốc uống hoặc bôi tại chỗ.

Bên cạnh đó, thiếu protein, độ ẩm, vitamin A, axít béo omega-3 hoặc kẽm... cũng có thể dẫn đến tình trạng khô da, móng giòn dễ gãy nên cần bổ sung các loại dưỡng chất này bằng trái cây, thịt, sữa, trứng, cá hồi.

Ảnh: flickr.com

Môi khô, nứt nẻ

Đây là dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận ra rằng cơ thể mình đang bị thiếu nước, vitamin nhóm B như niacin, riboflavin và vitamin B6. Ngoài việc uống nhiều nước mỗi ngày, bạn cần tăng cường dưỡng ẩm da, chăm sóc cho đôi môi thêm tươi tắn, đồng thời bổ sung niacin từ thịt cá ngừ, riboflavin từ rau chân vịt và vitamin B6 trong đậu xanh...

Ảnh: flickr.com

Tóc gãy rụng

Mặc dù tóc bị gãy rụng nhiều là do ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền nhưng nó cũng có thể liên quan đến một số bệnh ngoài da.

Ảnh: flickr.com

Làn da "xuống sắc"

Đây là biểu hiện của tình trạng mất ngủ, thiếu nước, suy dinh dưỡng và cơ thể mệt mỏi. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng bạn cũng không nên phớt lờ đến bác sĩ da liễu thăm khám.

Bạn nên nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, ăn các bữa đầy đủ và uống thật nhiều nước để bổ sung chất khoáng nhằm "tút" lại nhan sắc một cách nhanh chóng.


Ảnh: flickr.com

Theo Đình Huệ - Phụ nữ TPHCM
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]