Dấu hiệu nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ là một dạng rối loạn trong Rối Loạn Phát Triển Lan Toả (Rối Loạn Phổ Tự Kỷ), khởi phát sớm trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, mỗi giai đoạn có một dấu hiệu khác nhau.

0

Tự kỷ là một dạng rối loạn trong Rối Loạn Phát Triển Lan Toả (Rối Loạn Phổ Tự Kỷ), khởi phát sớm trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, tác động đến sự phát triển của trẻ trong 3 lĩnh vực chính như: tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi.

Theo ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang (Chuyên gia tư vấn Trường mầm non Hoàng Gia), dấu hiệu tự kỷ ở mỗi độ tuổi của trẻ là khác nhau.

Dấu hiệu tự kỷ ở mỗi độ tuổi khác nhau (Ảnh minh họa)

Giai đoạn mới sinh đến 6 tháng tuổi

+ Dễ nổi cáu

+ Không với lấy đồ vật khi đưa trước mặt

+ Không có những âm thanh bi bô

+ Thiếu nụ cười khi giao tiếp

+ Thiếu giao tiếp mắt

+ Không có phản ứng khi được kích thích

Giai đoạn từ 6 - 24 tháng tuổi

+ Không thích âu yếm

+ Không thân thiện với cha mẹ, người thân

+ Hầu như không có phản ứng đáp lại khi được gọi tên

+ Không chơi các trò chơi xã hội đơn giản (chơi ú òa, chi chi chành chành…)

+ Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ

+ Dường như không quan tâm đến các đồ chơi hợp lứa tuổi

+ Thích nhìn ngắm bàn tay, ngón tay

+ Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng

+ Thích đi nhón chân

+ Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa

Giai đoạn từ 2 - 3 tuổi

+ Thích chơi 1 mình, không kết bạn, tránh giao tiếp

+ Tránh giao tiếp mắt, không nhìn thẳng vào người đối diện

+ Không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi

+ Thích xem các logo quảng cáo, tranh ảnh nhiều màu sắc

+ Chưa biết chỉ tay bằng ngón trỏ

+ Kéo tay người khác khi muốn yêu cầu việc gì đó

+ Sử dụng đồ chơi không thích hợp

+ Không có nỗi sợ hãi giống với trẻ bình thường, thay vào đó là có những khoảng sợ một cách vô cớ

+ Không hợp tác khi được người lớn dạy bảo, chỉ dẫn

+ Không biết gật hay lắc đầu thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý

+ Không đoán biết được những nguy hiểm

+ Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe

+ Thích ngửi hay liếm đồ vật

+ Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào, dù trước đó đã biết nói

Giai đoạn từ 4 - 5 tuổi

+ Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển có thể có chứng nhại lời (lặp lại kiểu học vẹt lời người khác nói)

+ Có thể thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài

+ Có thể rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử

+ Thích nhìn nghiêng hoặc liếc mắt khi ngắm nghía các đồ vật

+ Không biết tưởng tượng, chơi giả bộ, chơi đóng vai

+ Giọng nói kỳ cục (chẳng hạn cách nói nhấn giọng hay đơn điệu)

+ Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hằng ngày

+ Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế, dù có thể đã có một số cải thiện

+ Tương tác với người khác gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế

+ Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần cải thiện

+ Tự làm tổn thương mình

+ Tự kích động

Ngoài những biểu hiện trên, khi khám bệnh trẻ tự kỷ có những bất thường cận lâm sàng: gần 60% bệnh nhân có nồng độ canxi trong máu giảm hoặc điện não đồ có sóng bất thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng có tới 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ.

Sự phát triển nhận thức của trẻ hết sức bất thường, so sánh nhận thức xét trên mặt bằng chung thấp hơn trẻ cùng tuổi. Đồng thời sự tiến triển nhận thức cũng không phát triển theo logic thông thường, vì ngoài chậm phát triển, trẻ còn có biểu hiện rối loạn phát triển.

Theo Minh Trang - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]