Dấu hiệu nhận biết sớm lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung nếu không được chữa trị sớm có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, gây tổn thương vời trứng và có thể dẫn đến vô sinh.

0

Thế nào là lạc nội mạc tử cung?

Báo Sức khỏe đời sống cho biết, nội mạc tử cung là lớp màng (niêm mạc) phủ mặt trong tử cung (dạ con). Lớp niêm mạc này biến đổi hằng ngày theo các chất nội tiết của buồng trứng tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Khi đang có kinh cũng là lúc niêm mạc này bắt đầu tái tạo phát triển dần lên. Đến cuối chu kỳ, lớp niêm mạc này rất dày, lúc này chất nội tiết buồng trứng giảm sút làm cho nó bong ra, gây chảy máu từ tử cung gọi là kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung là trường hợp các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc chỗ, vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung (lạc nội mạc trong cơ) hoặc “lạc” cả ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, màng bụng (phúc mạc), thành ruột; thậm chí có khi còn ở trong thận hay phổi...

Các tế bào này có nguồn gốc là niêm mạc tử cung nên nó cũng biến đổi theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của nội tiết buồng trứng và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt và gây đau.

Biểu hiện của lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung đau bụng kinh, kinh nguyệt nhiều và rong kinh... Đau bụng thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt, thậm chí kéo dài cho đến nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, có người đau bụng cho đến ngày cuối của chu kỳ.

Đau bụng là một trong những biểu hiện của lạc nội mạc tử cung

Nhìn vùng bụng dưới có thể lớn hơn. Có trường hợp không rõ triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường bị đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều…

Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản: gây tổn thương vòi trứng, phá huỷ nhu mô buồng trứng, gây dính vòi trứng hay cản trở sự phóng noãn của buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Nên đọc

Chủ yếu điều trị bằng thuốc giảm đau: nếu đau vùng chậu nhẹ, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, hoặc điều trị lâu dài bằng nội tiết tránh thai, theo báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu đau vùng chậu trung bình, thuốc giảm đau không hiệu quả hoặc có khối u tiến triển thì phải sử dụng chất GnRH đồng vận. Dùng thuốc GnRH đồng vận còn để tránh các tác dụng phụ của thuốc nội tiết progestin như tăng cân, ra máu tử cung không đều…

Trường hợp nặng hơn, nếu dùng thuốc sau ba tháng không giảm, nhất là với các phụ nữ bị vô sinh do có tổn thương lạc nội mạc tử cung làm biến dạng các tổ chức vùng chậu gây dính, co kéo, ảnh hưởng đến chức năng vòi trứng, buồng trứng, tử cung… sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Đáng nói là nguy cơ tái phát lạc nội mạc tử cung sau phẫu thuật là điều phổ biến. Việc dùng nội tiết hợp lý hỗ trợ sau phẫu thuật cũng được cân nhắc, nhằm làm chậm thời gian tái phát cũng như giảm số lần tái phát.

Phòng ngừa như thế nào?

Để sớm phát hiện bệnh, phụ nữ từ tuổi 25 trở đi nên có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ sáu tháng một lần, theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt.

Đặc biệt, nếu thấy có hiện tượng đau bụng quá nhiều trong lúc hành kinh, khi gần gũi vợ chồng thường có cảm giác đau thì nên gặp bác sỹ để kiểm tra sớm.

Vệ sinh, giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, không nên xối nước hay thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.

Không lạm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.

Thuốc tham khảo:

Chỉ định:

- Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, vô kinh, vòng kinh dài, ngắn.

- Các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh như cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, cáu gắt, đau bụng.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]