Dấu hiệu nhận biết thịt nạc nhiễm độc

Trước việc phát hiện thịt lợn siêu nạc sử dụng chất kích thích nguy hại, các chuyên gia đã chỉ ra bốn dấu hiệu cơ bản để các bà nội trợ có thể nhận biết được loại thịt này

15.6088

Dấu hiệu nhận biết thịt nạc nhiễm độc

Trước việc phát hiện thịt lợn siêu nạc sử dụng chất kích thích nguy hại, các chuyên gia đã chỉ ra bốn dấu hiệu cơ bản để các bà nội trợ có thể nhận biết được loại thịt này

Nếu cẩn thận, các bà nội trợ vẫn có thể bảo vệ gia đình trước nguy cơ thịt nhiễm độc

Theo đó, bốn dấu hiệu dễ nhận biết loại thịt này là:


- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.

- Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất Ractopamine và Clenbuterol thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng.

- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.

- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn thịt lợn này đã bị sử dụng chất kích thích.

Ngoài ra, theo PGS.TS Dương Thanh Liêm, Bộ môn Dinh dưỡng động vật (Khoa Chăn nuôi - Thú y, ĐH Nông Lâm TP HCM), với những con lợn dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có.
Hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen. Đây là biểu hiện của vật nuôi như bò, cừu, lợn bị hóa chất làm vỡ các mao mạch, khiến máu tung tóe ở phía dưới da. Hệ quả của việc khi bị stress trước lúc giết mổ.

Cũng theo PGS Liêm, chất cấm khi vào cơ thể vật nuôi khiến sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA (Deoxyribonucleic acid, là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền) trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô và nghèo chất béo, mất đi sự mềm mại, mất vị béo của thịt.

Ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng, không có phương pháp thủ công nào hữu hiệu để nhận biết thịt heo có hay không nhiễm chất cấm. Chất cấm sẽ vẫn còn đất sống bởi nhu cầu sử dụng thịt nạc tinh của người tiêu dùng đã tiếp tay cho các thương lái thu mua heo đưa vào các hộ nuôi.

Ông Công cho rằng, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là một mặt các trại nuôi lớn sẽ kết hợp với các trung tâm giống chuyển giao và nhân rộng những loại giống heo siêu nạc. Mặt khác để loại bỏ chất cấm, cơ quan chức năng phải tăng cường thanh tra, giám sát các cửa hàng buôn bán thuốc và thức ăn chăn nuôi, kiểm soát chặt việc nhập lậu các loại hóa chất độc hại này.

Theo nguoiduatin

Theo nguoiduatin

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]