Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

Thời tiết nóng ẩm, ngột ngạt cộng với mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.

15.6024

Khi trẻ có biểu hiện nóng, sốt cao đột ngột và kéo dài cùng những chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng… nghĩa là con  bạn đang bị sốt xuất huyết. Cha mẹ cần đề phòng ở đối tượng trẻ nhỏ vì chúng chưa có ý thức phòng tránh căn bệnh này.


Ảnh minh họa

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nhanh chóng do muỗi vằn gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền chóng mặt khiến bùng phát thành dịch và có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em.

Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm thường là thời điểm dịch bệnh này phát triển mạnh nhất.

Để phòng chống căn bệnh này cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý phòng và diệt muỗi trong và xung quanh nhà; cho trẻ mặc áo dài tay; ngủ mắc màn kể cả ban ngày; làm rèm che các cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà; ùng nhang trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối)…

Đồng thời, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ không treo quần áo bừa bãi có tác dụng làm giảm bớt chỗ trú ngụ của muỗi; dùng bình xịt muỗi loại nhỏ tại nhà…

Khi thấy trẻ có biểu hiện nóng sốt, sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục trong 2-7 ngày liền, khó làm hạ sốt; xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy nướu răng, vết bầm trên da… là các triệu chứng cho thấy trẻ đã bị sốt xuất huyết.

Trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách hạ sốt, dùng thuốc Paracetamol. Tuyệt đối không dùng Aspirin vì có thể gây thêm xuất huyết hoặc cạo gió.

Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol, cho ăn nhẹ cháo, súp, sữa…

Cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phải đưa trẻ đi BV ngay khi trẻ có các dấu hiệu nặng như vật vã, li lì, đau bụng, ói mửa (nôn) tay chân lạnh.

Theo Đông Bích - Lao động

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]