Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu máu

Trẻ mới bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra triệu chứng rõ rệt.

0
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ vẫn thấy các dấu hiệu như: trẻ biếng ăn, da xanh xao, lòng bàn tay nhợt nhạt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là do kém sản xuất hồng cầu hoặc hemoglobin, thiếu máúu do các bệnh lýý tán huyết, hoặc thiếu máu do xuất huyết. Trong đó HC đóng vai trò như “chiếc xe tải” chuyên chở oxy trong máu đến khắp các cơ quan trong cơ thể.


Ở giai đoạn đầu biểu hiện triệu chứng thiếu máu rất nghèo nàn, chỉ có thay đổi trên xét nghiệm. Giai đoạn sau được biểu hiện: trẻ hay quấy khóc, ngủ ít, biếng ăn, hay mệt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, da xanh xao, lòng bàn tay nhạt.

Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu HC chuyên chở oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để bơm máu đến các cơ quan.

Tại sao trẻ bị thiếu máu?

Các nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm:

Thiếu máu do dinh dưỡng:

Thiếu máu do thiếu sắt: trẻ bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt. Sắt có nhiều trong thịt, đậu, các loại rau có lá màu xanh. Do đó cơ thể cần sắt để tạo hemoglobin cho HC.

Thiếu máu do thiếu acid folic và thiếu vitamin B12:

Acid folic và vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần thiết để tạo HC. Có thể bổ sung vitamin B12 từ trong thức ăn (thịt, sữa, trứng) và acid folic có nhiều trong các loại thịt cá, rau đậu, ngũ cốc.

Thiếu máu do bệnh lý tán huyết:

Thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh HC không kịp hoặc không có khả năng sản sinh HC. Ở những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính… Một số thuốc (như thuốc chống ung thư) cũng ức chế tủy xương tạo HC.

Mất máu do chảy máu: nếu chúng ta mất nhiều máu như: ói ra máu, bị tai nạn nặng nề thì tủy xương không thể tạo ra đủ HC để bù lượng máu mất một cách nhanh chóng.

Bị chảy máu kéo dài cũng dẫn đến thiếu máu. Bởi vì lượng sắt mất đi (do mất máu) nhiều hơn lượng sắt ăn vào, cơ thể thiếu sắt gây ra thiếu máu. Một số trường hợp thường gặp là: phụ nữ bị rong kinh, bị nhiễm giun móc hút máu trong ruột, các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính đường tiêu hóa.

Điều trị thiếu máu như thế nào?

Điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em dưới 2 tuổi nhất là trẻ dưới 12 tháng, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt .

Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.

Một số trẻ cần bổ sung thêm thuốc sắt dạng sirô hoặc viên sắt.

Đối với trẻ lớn cần chú ý tăng lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra còn chú ý điều trị các trường hợp nhiễm giun.

Trường hợp nặng cần được truyền máu.

Theo Sức khỏe & Đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]