Dấu hiệu nhận biết ung thư bạch cầu ở trẻ

(Kiến Thức) - Khi đối diện với ung thư bạch cầu, các bé thường xuất hiện những dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch bạch huyết, các vết bầm tím...

0
 Mệt mỏi, làn da nhợt nhạt. Tình trạng thiếu máu khiến bé cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và đầu óc trở nên choáng váng. Các chuyên gia cho biết tình trạng thiếu máu cũng là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân sở hữu làn da nhợt nhạt thiếu sức sống.

Dễ nhiễm trùng, sốt cao. Sốt do ung thư bạch cầu khác với biểu hiện sốt thông thường. Cụ thể, vấn đề sức khỏe này thường kéo dài và khó có thể cải thiện được bằng cách uống thuốc.

Xuất hiện vết bầm tím, dễ chảy máu. Đây là những khá phổ biến của ung thư bạch cầu ở trẻ em. Để phát hiện sớm, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua các chấm đỏ nhỏ xuất hiện trên da; các vết bầm tím khi chắc chắn con mình không va chạm mạnh vào đâu. Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở những vị trí như ngón tay, bàn tay, bụng và lưng.

Đau xương, khớp. Các chuyên gia khẳng định, một số bệnh nhi khi mắc bạch cầu có dấu hiệu đau xương và các khớp. Người bệnh có thể thấy đau nhói hoặc âm ỉ, tùy thuộc vào chỗ đau. Xương dài nơi chân và cánh tay là những vị trí đau phổ biến nhất.

Thay đổi kích cỡ vùng bụng. Khi tấn công cơ thể, các tế bào gây bệnh có thể dễ dàng thâm nhập vào gan, lá lách khiến chúng trở nên ngày càng to hơn; khiến bệnh nhân cảm thấy đau bụng hoặc đầy bụng.

Chán ăn, giảm cân. Một khi lá lách, gan trở nên to bất thường, có thể đè lên các cơ quan khác như dạ dày. Điều này khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể bị hạn chế, dẫn đến tình trạng chán ăn và giảm cân.

Xuất hiện các hạch bạch huyết. Những vị trí như cổ họng, nách, bụng, dưới cánh tay… thường được các cục hạch “ghé thăm”. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng làm giảm khả năng sản sinh tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu khoẻ mạnh. Vì thế, cơ thể mất dần khả năng phản ứng với nhiễm trùng, thương tổn, dẫn tới sự xuất hiện của các hạch nhỏ.

Ho, khó thở. Khi không có đủ oxy tuần hoàn trong máu, bệnh nhân sẽ thấy hụt hơi giống như khi ở trên cao. Nhiều trường hợp không thể thở kịp trong khi số khác cho biết dù thở sâu thế nào họ vẫn cảm thấy không đủ.  

Đau đầu, co giật, nôn mửa. Khi tế bào ung thư di căn đến hệ thần kinh trung ương, người bệnh dễ đối diện với tình trạng nhức đầu, khó tập trung, yếu, co giật, nôn tháo.

 Chảy máu nướu răng. Trường hợp mắc bạch cầu nguyên bào tủy cấp (AML), các tế bào gây bệnh có thể di căn đến nướu răng, gây sưng, đau và chảy máu. Nếu lan đến da, tế bào gây bệnh còn khiến trẻ xuất hiện các vết phát ban; có màu đốm đậm.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]