Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán

Nhiễm giun đường ruột ít được quan tâm do các triệu chứng, biểu hiện không rõ nét như nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính hay các nguy cơ khác, nên chưa được người dân quan tâm đúng mức.

15.6004

Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch,chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, quanguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cảnguồn không khí bị ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ănkhông rửa tay sau khi đi đại tiện.

Dấu hiệu trẻ nhiễm giun sán

Trẻ thường gầy gò, ốm yếu, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn, biếng ăn,dễ nôn mửa. Ngoài ra, bé thường xuyên đau bụng quanh rốn, bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng. Mẹ cóthể phát hiện thêm dấu hiệu bé bị nhiễm giun dựa vào thói quen trằn trọc, gãi hậu môn do ngứa tronglúc ngủ.

Nếu không phát hiện bệnh và tẩy giun cho bé kịp thời, hậu quả để lạirất nguy hiểm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắt ống mật, chui vào mạch máu, qua gan qua phổi…Sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ vì thế mà bị ảnh hưởng trầm trọng.


Ảnh minh họa.


Nguy cơ do nhiễm giun sán

BS Nguyễn Thị Thanh Hương, BV Nhi đồng 2 khuyến cáo, để điều trị giun sán thì rất tốnkém, phải tốn nhiều tỷ đồng, điều đó đang thực sự là gánh nặng cho xã hội cũng như gia đình.

Bên cạnh đó, khi nhiễm giun sán, thì ngoài hao tốn tiền bạc để phòngngừa, giun sán còn gây hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ củatrẻ em, người lớn thậm chí có thể tử vong.

Ở phụ nữ trưởng thành và ở độ tuổi sinh sản thì nhiễm nhữngloại giun truyền qua đất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, có thể gây dị tật cho thainhi, sanh non, sanh ra trẻ thiếu cân, thậm chí có thể tử vong cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ em:

- Giun sán có thể tiết ra các loại độc tố, hoặc thải ra các sảnphẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể.

- Tác hại cơ học: giun tóc, giun móc bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột, thậm chí gâychảy máu rỉ rả, nhiều bé bị thiếu máu có khi phải truyền máu. Giun đũa có thể gây tắc ruột, tắcmật, tắc ống tụy gây ra các triệu chứng đau bụng dai dẳng hoặc kịch phát, ói mửa, vàng da, viêmgan…

- Nang ấu trùng sán dây lợn (heo) tới não có thể gây động kinh, làm đột tử, nếu ký sinh ở mắt gâymù lòa.

- Giun chỉ bạch huyết gây phù voi da tắc mạch bạch huyết và việc điều trị cũng rất khó khăn.

- Sán lá phổi xâm nhập làm vỡ thành mạch máu phổi gây ho ra máu.

- Gây dị ứng cho vật chủ: giun đũa, giun tóc, đặc biệt giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao,phù nề, tăng bạch cầu eosinophile.

Ngoài ra giun sán cũng mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập cơ thể vìnó làm giảm pH dịch vị dạ dày lám cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Các loại giun móc, tóc có thể luồn quada gây viêm da.

Đó mới chỉ là nói qua một số biến chứng thường gặp do giun sán gâyra chứ tùy tứng loại giun sán và từng giai đoạn bị nhiễm có các biểu hiện lâm sàng sẽ khácnhau.

Cách phòng tránh nhiễm giun sán ở trẻ

BS Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, điều quan trọng là làmthế nào để phòng ngừa không bị nhiễm giun sán và đặc biệt hơn cả là để tránh tái nhiễm vì nước takhí hậu nhiệt đới, môi trường thuận lợi để giun sán phát triển, bên cạnh đó một số thói quen ăn cácthực phẩm sống: gỏi cá, tiết canh, bò tái…ăn các loại rau thủy sinh còn sống, rau sà lách xoong,rau sống.

Muốn loại bỏ nguồn lây nhiễm thì người lớn phải là tấm gương của con trẻ, phải cương quyết loại bỏnhững tập quán chưa hợp vệ sinh, phải ăn chín, uống sôi (nước nấu sôi để nguội), xử lý các chấtthải sạch sẽ (không phóng uế bừa bãi).

Phải đảm bảo 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Rửa taythường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi chế biến các món ăn, chuẩn bị cơmcho trẻ, trái cây, trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ.

Đối với trẻ em:

- Bỏ thói quen mút tay của trẻ vì mút tay trẻ dễ bị nhiễm giun kimvà trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt quần áo, chăn mền và đồ chơi khoảng 2, 3 tuần.

- Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé. Hạn chế cho bé đi chân đất ra ngoài.
Không để bé trườn, lăn, lê, bò toài dưới nền nhà không lau chùi sạch sẽ.

- Nhà cửa phải luôn vệ sinh cũng như các dụng cụ đồ chơi dành cho trẻ luôn được vệ sinh hằng ngày,sau mỗi khi chơi.

- Trẻ 2 tuổi trở lên nên uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lầntheo chỉ định của bác sĩ.

Theo Phạm Minh - VnMedia
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]