Đau lưng coi chừng bị trượt đốt sống thắt lưng

Bà Thỉ thường xuyên bị đau lưng và hông, uống thuốc mà không khỏi. Bác sĩ chẩn đoán bà bị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa và trượt đốt sống thắt lưng.

15.593

Bệnh nhân Nguyễn Thị Thỉ, 69 tuổi, ở quận 4, TP HCM, mấy năm gần đây cảm thấy đau nhiều ở lưng và hông, nhất là những lúc thời tiết thay đổi thất thường. Bà uống nhiều loại thuốc và thảo dược, thời gian đầu có giảm đau song về sau bệnh ngày càng nặng, cử động đơn giản cũng rất khó khăn.

Đến bệnh viện khám, bà được bác sĩ chẩn đoán bị hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa và trượt đốt sống thắt lưng, cần phải điều trị bằng phẫu thuật mới cải thiện được. Các bác sĩ đã mổ giải ép, đặt nẹp vít cột sống bổ sung xi măng (omega) cho bà . Khoảng một ngày sau mổ, bà Thỉ được y tá tập cho ngồi, đứng và đi từng bước chậm.

Bà Thỉ sau khi phẫu thuật được y tá dìu tập đi.Ảnh: Võ Xuân Sơn

Bác sĩ căn dặn bà Thỉ trong 3 tuần đầu sau mổ cần tránh những việc phải vặn vẹo cột sống nhiều như leo cầu thang, đi xe gắn máy... Bà phải tập lại cách ngồi, đi, đứng để sau 3 tuần có thể trở lại với công việc và sinh hoạt thông thường. Sau 6 tháng bà mới được làm việc nặng nhọc hoặc vận động mạnh theo nguyên tắc tăng từ từ, tránh làm cho cơ và cột sống bị tăng tải đột ngột.

Theo TS.BS Võ Xuân Sơn, đối với các trường hợp hẹp ống sống thắt lưng do thoái hóa và trượt đốt sống thắt lưng, chỉ định mổ giải ép là bắt buộc khi có thương tổn thần kinh. Tình trạng này thể hiện bằng triệu chứng yếu cơ, teo cơ, giảm hoặc mất cảm giác, có các dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa (tê ở vùng quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, rối loạn tiêu, tiểu) hoặc khi có hiện tượng cách hồi thần kinh với khoảng cách dưới 500m. Bệnh nhân bị đau nhiều, đặc biệt đau khi đi hoặc vận động cột sống cũng thường được chỉ định mổ giải ép.

Kỹ thuật này được gọi đơn giản phẫu thuật đặt dụng cụ hay nẹp vít cột sống, song đây là một công đoạn phụ của cả quá trình mổ. Mục tiêu của cuộc mổ là giải ép và ghép xương. Cho nên gọi một cách chính xác đây là phẫu thuật giải ép, ghép xương, đặt dụng cụ (hoặc nẹp vít) cột sống.

Mục đích của phẫu thuật điều trị trượt đốt sống hoặc hẹp ống sống là giải phóng tất cả các cấu trúc chèn ép ra khỏi hệ thống thần kinh. Ảnh: Võ Xuân Sơn

Ca mổ trượt đốt sống hoặc hẹp ống sống phải giải phóng tất cả các cấu trúc chèn ép ra khỏi hệ thống thần kinh, gọi là giải ép. Khi mổ giải ép, các dây chằng được cắt đi, trạng thái cân bằng bị mất, cột sống mấtvững. Trong một số trường hợp hẹp ống sống mà không bị mất vững là do dây chằng phì đại tạo ra một trạng thái cân bằng.

Để xử lý hiện tượng mất vững cột sống, ghép xương là yêu cầu bắt buộc để làm cho cột sống vững chắc lại. Chỉ một số ít trường hợp hẹp ống sống hoặc trượt đốt sống tự có cầu xương giữa các đốt sống, không thuộc khu vực phải giải ép. Thông thường bệnh nhân lớn tuổi trên 75 mới có thể không cần ghép xương và cố định nẹp vít.

Ghép xương thực chất là dùng các mảnh ghép rải vào chỗ ghép làm cầu nối cho xương mọc ra từ đốt sống này nối liền với đốt sống kia, tạo thành một khối vững chắc,gọi là sự liền xương. Cần phải có thời gian thì sự liền xương mới hoàn thành, nhanh là 6 tháng, lâu có thể đến 18 tháng xương mới liền tốt và hàn dính các đốt sống lại với nhau.

Sau khi liền xương, chậm nhất là 18 tháng sau mổ, hệ thống dụng cụ cố định (nẹp vít) mới không còn nhiệm vụ gì nữa. Ngày nay, các hệ thống này được chế tạo bằng titanium, mức độ dung nạp vàocơ thể rất cao nên bệnh nhân không phải trải qua một cuộc mổ nữa.

Mổ giải ép trong bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng có nhiều phương pháp khác nhau. Để giải ép, bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ cung xương phía sau đểlấy đi hết các thành phần chèn ép. Có nhiều trường hợp phẫu thuật chỉ cần cắt một phần xương hoặc không cắt chút xương nào đượcgọi là mở cửa sổ (Hemi-Semi-Laminectomy) mà vẫn đảm bảo lấy đi hết các cấu trúc gây chèn ép.

Theo Tấn Kính - VnExpress

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]