Dạy bé tập nói: 1 việc làm, 2 tác dụng

Việc nói chuyện với bé để kích thích trí não là một điều vô cùng quan trọng đối với các bậc cha mẹ hiện đại. Không chỉ đơn thuần là giúp con đạt được một mốc phát triển, việc dạy bé tập nói thông qua các cuộc trò chuyện còn giúp con có được khả năng giao tiếp tốt, đồng thời hành động này cũng giúp định hình những hành vi của trẻ

15.5757

Người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu cả ngắn và dài hạn về thời lượng mà bố mẹ dùng để trò chuyện với trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi mới biết đi. Những nghiên cứu đã ghi nhận các đoạn hội thoại và số lượng từ ngữ được sử dụng, đặc biệt là những đoạn nói chuyện trực tiếp với trẻ. Kết quả tổng hợp được cho thấy, ở những gia đình mà cha mẹ trò chuyện nhiều với con thì các bé có khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

Khi được đầy năm, bé bắt đầu sử dụng được 1,2 từ có nghĩa

Tăng cường khả năng ngôn ngữ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi tiếp thu các từ ngữ chúng ta nói. Và chúng cần được nghe thật nhiều, để có sự học hỏi tốt nhất. Bé càng được nghe bố mẹ nói càng tiếp thu đươc vốn từ sâu rộng để từ đó sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo hơn. Điều này không chỉ giúp bé hoàn thiện kỹ năng nói mà còn tạo ra khả năng diễn đạt tốt những ý tưởng ở bé. Tiếp đến, những lần đối đáp qua lại sẽ giúp tăng cường khả năng giao tiếp của bé.

Ở một số gia đình, trẻ được học nói cùng lúc 2 ngôn ngữ. Tuy điều này có thể làm bé bối rối trong giai đoạn khởi đầu, bé sẽ mau chóng nói thành thạo cả 2 thứ tiếng như tiếng mẹ đẻ. Có được nền tảng tốt ngay từ những năm đầu đời như vậy sẽ giúp bé vững bước trong hành trình tương lai.

Mẹ càng hay nói, con càng thông minh Những “bài tập” để phát triển não bộ cho bé sơ sinh rất đơn giản, chỉ cần thông qua việc nói, đọc và hát của người lớn. Thực hiện những hoạt động này thường xuyên sẽ giúp tạo ra những liên kết trong não bộ của trẻ. Tuy nhiên, không có nhiều ông bố, bà mẹ nắm được bí quyết này. Dưới đây là những...

Định hình những hành vi của con
Việc trò chuyện của cha mẹ với bé yêu không chỉ giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé. Nó là một công cụ hữu hiệu để cha mẹ kiểm soát hành vi của con cái. Thông qua việc giảng giải, giới thiệu, trao đổi, thậm chí là tranh luận, bé sẽ hiểu được những giới hạn tốt – xấu, hành vi nên làm và không nên làm.

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn đang quan sát hai gia đình khác nhau trong bãi đỗ xe. Ở gia đình thứ nhất, người cha đang túm tay con lại và đét mông để bé không chạy lung tung. Ở gia đình còn lại, người mẹ nắm lấy tay của bé và giải thích rằng bé không thể tự đi lại ở khu vực đó, không an toàn và có thể bị xe khác đụng phải. Bạn cảm thấy cách của gia đình nào hiệu quả hơn? Sức mạnh của những lời giảng giải, kết hợp với sự nhất quán và kiên trì theo đuổi, là những đặc điểm của cách nuôi dạy trẻ có tên là “authoritative”, đã được chứng mình là có hiệu quả nhất về mặt bồi dưỡng sự lạc quan, tích cực ở trẻ, qua nhiều thập kỷ nghiên cứu.

Bí kíp dạy bé sớm biết nói Các bé có khả năng lắng nghe và nhận biết âm thanh ngay từ trong bụng mẹ, càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ càng giúp bé sớm biết nói. Để kích thích khả năng tập nói của bé phát triển, và dạy bé nói bạn chỉ cần áp dụng những “chiêu” đơn giản dưới đây:

Một số lưu ý khi dạy con tập nói

Muốn con mau biết nói và nói thành thạo, bố mẹ đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:

  • Đọc nhiều cho con nghe: Việc đọc sách hay kể chuyện cổ tích cho bé nghe luôn được khuyến khích bởi nó giúp xây dựng vốn từ vựng, khả năng diễn đạt, thế giới quan và cả trí tưởng tượng của bé.
  • Nói chuyện một – một: Nói chuyện trực tiếp và có sự tương tác qua lại sẽ tốt hơn nghe băng hay xem TV
  • Học một cách sáng tạo: Bạn có thể cho con học bằng rất nhiều phương thức, qua biển báo giao thông, qua logo cửa hiệu, qua bao bì thức ăn… Bằng cách này bé sẽ cảm thấy hào hứng và không nhàm chán.

Nói chuyện với con luôn là những khoảnh khắc đầy hạnh phúc với bất kỳ người mẹ nào. Hơn cả những lợi ích kể trên, việc nói chuyện với con còn là cách tuyệt vời để bồi đắp cho tình cảm mẹ con, khiến cho hai thế hệ trở nên gần gũi, để mẹ luôn là chỗ dựa tốt nhất cho con.

MarryBaby

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]