Dạy con ngoan: Bé có làm lơ lời nói của bạn?

Bạn yêu cầu bé cất dọn đồ dùng thủ công của bé để bạn có thể dọn bàn ăn. Bạn có tin nổi không? Bé vẫn tiếp tục cắt giấy, tô màu và dán. Bạn lập lại lần nữa, bé lầm bầm “dạ” nhưng vẫn tiếp tục cắt dán. Tại sao bé lại phớt lờ những lời bạn nói?

15.5878

Vì bé năm tuổi phát triển khả năng nhận thức rất mạnh, bởi vậy việc bé đòi quyền lợi cho mình bằng cách chống lại quyền của bạn là điều hoàn toàn bình thường. Thay vì đóng kịch, bé có thể giả vờ không nghe bạn nói hoặc trả lời chậm rãi vì bé nghĩ bé có thể thoát được bằng cách đó.

Bạn nên nhớ rằng “Thử thách bố mẹ” là một phần công việc của các bé mẫu giáo. Thế nên, nhiệm vụ của bạn lúc này là khiến bé hợp tác với bạn trong khi vẫn cho bé không gian luyện tập tính độc lập của bé.

Rõ ràng và thực tế

Chắc chắn rằng những yêu cầu của bạn phải thật cụ thể và phù hợp với khả năng của bé. Nếu bạn nói “Con lau dọn phòng con đi”, bé có thể sẽ chỉ đại khái qua loa, đẩy cái này cái kia vào một góc… Nhưng nếu bạn nói, “Con làm ơn cất giày vào tủ và đồ chơi vào hộp đồ chơi nhé”, bé sẽ biết chính xác mình cần làm gì.

Bạn cần hướng dẫn bé nhiều hơn để bé hoàn thành nhiệm vụ lần đầu được giao hoặc bạn có thể chia nhỏ công việc ra. Thay vì nói “Con giúp bố dọn bàn đi”, bạn nên chỉ bé cách bưng chén đĩa còn dính thức ăn thừa và ngâm chúng vào bồn rửa chén. Khi bé đang lóng ngóng không biết làm gì với đồ dụng cụ kỹ thuật của bé, bạn có thể hướng dẫn bé: “Con cất bút màu vào trong hộp, mẹ sẽ cất kéo và keo, sau đó chúng ta sẽ tìm một nơi thật tuyệt để treo tranh của con nhé.”

Bạn nên chỉ dẫn bé một cách đơn giản dễ hiểu

Khuyến khích bé

Thông thường chúng ta đều đối đáp lại với bé như sau: “Bởi vì mẹ bảo con làm như thế”. Nhưng có nhiều cách tốt hơn để khuyến khích bé hợp tác với yêu cầu của bạn. Bạn cũng đâu muốn bé làm việc đó chỉ bởi đơn giản là bé sợ bạn đâu đúng không?

>>> Xem thêm:

Bạn cũng có thể cho bé động lực để khuyến khích bé làm những gì bạn bảo. Ví dụ, bạn có thể nói “Khi con cất những miếng ghép hình này vào trong hộp, chúng ta có thể đi dạo công viên”. Một số bé mẫu giáo vẫn có thể làm theo lời bạn khi được thưởng một hình dán trên bản đồ.

Nếu bé không còn thích cách thưởng hình dán này, bạn hãy thử một hợp đồng viết. Hợp đồng có thể đơn giản như sau: “Con trai sẽ cất quần áo ngủ xuống dưới gối mỗi sáng sau khi con thay xong đồ đi học. Khi con hoàn thành tốt trong ba ngày liên tục, mẹ sẽ dẫn con đi xem phim”. Ký tên, để bé tô màu hoặc cho thêm biểu tượng máy tính vào và sau đó dán hợp đồng ở nơi bé có thể thấy. Bé sẽ không chỉ cảm thấy mình có liên quan, bé sẽ thích thú với mức trách nhiệm mà hợp đồng áp đặt cho bé.

Tìm biện pháp thay thế cho biện pháp nói “Không”

>>> Xem thêm:

Nếu bé phớt lờ bạn khi bạn nói không với bé, có thể vì bé nghe câu này quá thường xuyên. Bạn có thể thử những cách tiếp cận khác. Thay vì gầm lên “Không! Con không được đá banh trong nhà bếp”, bạn có thể nói “Các con hãy ra ngoài sân chơi đá banh”.

Nên nhớ rằng các bé mẫu giáo thích quyền tự chủ, vì thế hãy cho bé nhiều cơ hội lựa chọn trong ngày: “Con thích mặc áo đỏ, xanh hay vàng ngày hôm nay?” hoặc “Con muốn mời bạn đến nhà chơi hay đi dạo siêu thị với mẹ?” Khi bạn cho bé lựa chọn, bạn đã cho bé cơ hội tự quyết định theo cách có thể chấp nhận được.

Dĩ nhiên, sẽ có đôi lúc bạn phải cứng rắn bảo bé không được ăn nhiều đồ ngọt trước bữa tối hoặc chơi trò chơi điện tử quá giờ đi ngủ. Điểm mấu chốt ở đây là bạn nên chọn phương án phù hợp và chỉ phải dùng biện pháp mạnh với bé trong trường hợp cần thiết. Nếu bạn tạo cho bé một môi trường vừa an toàn, vừa khuyến khích bé thì bé sẽ có thể luyện tập tính tự lập với ít giới hạn hơn.

Thông báo trước cho bé khi làm việc gì

Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy thông báo cho các bé trước khi bắt bé làm một việc gì đó “Con yêu à, chúng ta sẽ khởi hành trong vòng mười phút, con cố gắng chuẩn bị xong nha”. Nếu việc bé thích nhất lúc này không phải là việc đó, bé vẫn sẽ vẫn lo ngại vì phải ngưng trò chơi điện tử hoặc đặt quyển sách tô màu qua một bên, nhưng ít nhất bé đã có lời cảnh báo trước khi chuyển đổi.

Nếu bé không chịu nghe bạn, bạn nên tự hỏi xem bé có đang noi gương bạn không. Khi bé muốn nói với bạn điều gì, bạn thường dừng việc bạn đang làm và chú ý lắng nghe bé hay là tiếp tục làm tiếp công việc bạn đang dở tay và gật gù với những gì bé nói “uh,huh”?

Lắng nghe bé khiến bé cảm thấy mình quan trọng. Một phần công việc của bố mẹ là cho bé cảm giác quý trọng bản thân. Nếu mọi người trong gia đình có thói quen đối xử với người khác một cách tôn trọng, bé sẽ muốn noi theo gương đó.

Khi nào bạn cần giúp đỡ

Nếu bé có vẻ như phớt lờ bạn nhiều hơn lắng nghe bạn và bé trông có vẻ như bị động, buồn bã, không vui vẻ, bạn nên trao đổi với bác sỹ về vấn đề đó. Bác sỹ có thể khuyến nghị bạn cho bé đi kiểm tra thính giác và đánh giá sự phát triển của bé.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]