Dạy Sinh học hiệu quả với bản đồ khái niệm

GD&TĐ - Thầy Hoàng Minh Khôi - Trường THPT Bá Thước (Thanh Hóa) - cho rằng: Bản đồ khái niệm là một phương tiện dạy học hữu hiệu, đặc biệt với Chương III, Sinh học lớp 10.

15.5906

Các bước tiến hành làm bản đồ khái niệm

Phương pháp xây dựng bản đồ khái niệm bao gồm các bước sau: Xác định chủ đề hay câu hỏi trọng tâm; xác định và liệt kê những khái niệm quan trọng nhất hay chung nhất liên quan đến chủ đề.

Các khái niệm được liệt kê được sắp xếp trên đỉnh hay dưới cùng cùng bản đồ, từ các khái niệm chung nhất đến những khái niệm cụ thể nhất.

Khi các khái niệm chủ chốt được xác định và sắp xếp, các đường nối được thêm vào để hình thành một bản đồ khái niệm sơ bộ.

Các cụm từ nối được thêm vào để mô tả mối quan hệ giữa các khái niệm.

Khi bản đồ khái niệm sơ bộ được xây dựng, bước tiếp theo là tìm kiếm các đường nối ngang, nó nối các khái niệm thuộc những khu vực khác nhau hay những tiểu khu trong bản đồ với nhau. Các đường nối ngang cho thấy sự tương quan giữa các khái niệm.

Cuối cùng, bản đồ được xem xét lại và có thể có những thay đổi cần thiết về cấu trúc và nội dung.

Một số lưu ý khi lập bản đồ khái niệm

Để làm quen với việc xây dựng một bản đồ khái niệm, thầy Hoàng Minh Khôi cho rằng, nên bắt đầu với một lĩnh vực kiến thức khá quen thuộc đối với người lập bản đồ.

Cùng với đó, xây dựng nên một câu hỏi trọng tâm cho mỗi bản đồ khái niệm. Đó là câu hỏi xác định một cách rõ ràng vấn đề mà bản đồ khái niệm phải giải quyết.

Sử dụng từ 15 đến 20 khái niệm cho một bản đồ khái niệm. Những khái niệm này sẽ được liệt kê ra, từ danh sách đó, một danh sách được sắp xếp thứ tự sẽ được thiết lập từ khái niệm chung nhất đến khái niệm cụ thể nhất.

Nên xây dựng nên một bản đồ khái niệm sơ bộ bằng cách viết tất cả các khái niệm trên giấy nháp hay tốt nhất là sử dụng phần mềm vi tính IHMC Cmap Tools (http:// cmap.ihmc.us).

Cũng theo thầy Hoàng Minh Khôi, khi bản đồ sơ bộ được thiết lập, các đường nối ngang có thể thêm vào để thấy những mối liên hệ giữa các khái niệm trong những mảng hay những lĩnh vực kiến thức khác nhau của bản đồ.

Các đường nối là mấu chốt để thấy rõ người học hiểu mối liên hệ giữa những mảng của bản đồ như thế nào.

Nên tránh “câu trong các hộp”, nghĩa là một câu hoàn chỉnh được sử dụng như một khái niệm, vì nó thường cho thấy toàn bộ một tiểu khu vực trên bản đồ có thể được dựng nên từ một phát biểu trong hộp.

Lưu ý rằng bản đồ khái niệm không bao giờ hoàn thiện. Sau khi một bản đồ sơ bộ được dựng nên, luôn luôn cần thiết phải xét lại bản đồ này.

Thầy Hoàng Minh Khôi cũng cho rằng, xây dựng một bản đồ khái niệm, không có nghĩa là chúng ta chỉ dừng ở bản đồ khái niệm đó, mà có thể yêu cầu học sinh viết lại vài ba lần, trên cơ sở đó, yêu cầu học sinh tự thành lập các bản đồ khái niệm khác theo cách hiểu của các em, cuối cùng giáo viên chuẩn hóa.

"Sau 2 năm áp dụng kinh nghiệm trên để giảng dạy, tôi nhận thấy khả năng tư duy logic và phát triển vấn đề của học sinh tốt hơn nhiều, đặc biệt là kiến thức phần chương III - Sinh học 10 THPT(chương trình chuẩn). 

Học sinh nắm chắc bản chất của các khái niệm, quá trình trong chương này, đồng thời kiến thức được ghi nhớ và khắc sâu một cách hiệu quả” - Thầy Hoàng Minh Khôi cho biết.

Tham khảo các bản đồ khái niệm trong Chương III (Sinh Học lớp 10) do thầy Hoàng Minh Khôi xây dựng TẠI ĐÂY.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]