Để bé được bú sữa khi mẹ vắng nhà

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, trữ sữa mẹ trong tủ lạnh là cách hiệu quả giúp chị em cho con dùng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời.

15.5785

Để bé được bú sữa khi mẹ vắng nhà

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, trữ sữa mẹ trong tủ lạnh là cách hiệu quả giúp chị em cho con dùng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời.

Trong ngăn mát tủ lạnh, sữa bảo quản được khoảng 24h, và nếu cất trong ngăn đá thì có thể để được vài tuần, thậm chí vài tháng, nếu điều kiện vô trùng tốt.

Tuy nhiên, để làm được như vậy, chị em cần bảo đảm khâu vệ sinh thật tốt. Trước khi vắt sữa, bạn cần rửa tay bằng xà phòng, lau sạch đầu vú, chuẩn bị các vật chứa đã được làm sạch, tốt nhất là khử trùng. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để lấy sữa được nhiều, nhanh và đơn giản hơn. Chú ý chọn những loại máy hút sữa có khả năng mô phỏng nhịp nhàng như sự mút sữa của trẻ để kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều và đều đặn.

Ảnh minh họa

Sữa đã được vắt nên đựng trong các túi trữ sữa hay bình sạch và để trong ngăn đá tủ lạnh. Thường ở -18 đến -20 độ, sữa có thể bảo quản tốt trong vài tháng. Trong thời gian trữ sữa cần đảm không bị mất điện, tủ lạnh có nhiệt độ ổn định, đồng thời không nên để sữa mẹ chung với các đồ ăn khác, vì dễ bị nhiễm khuẩn chéo. .

Lưu ý, sữa phải được hâm nóng thật kĩ lưỡng trước khi cho trẻ dùng. Các mẹ có thể hâm sữa bằng cách chưng cách thủy, hoặc nếu có điều kiện thì nên dùng các loại máy hâm sữa vì giúp hâm nóng sữa ở nhiệt độ phù hợp và bảo toàn được dinh dưỡng của sữa mẹ.

Chị em không nên dùng lò vi sóng để hâm sữa vì có thể phá hủy các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ hoặc sữa dễ bị nóng quá gây bỏng cho bé. Ngoài ra, cũng không nên rã đông sữa mẹ ở điều kiện ngoài trời, nhất là trong ngày nóng, vì sữa có thể bị nhiễm khuẩn.

Chị em có thể đặt bình sữa vào bát nước nóng hoặc dưới vòi nước ấm và hâm đến nhiệt độ vừa phải Cũng lưu ý với các bố mẹ khi cho trẻ bú bình thì vùng núm vú của bình sữa lúc nào cũng phải đầy sữa để trẻ không nuốt hơi (không khí) cùng một lúc với sữa, tránh gây nên hiện tượng trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, đưa đến bị ọc (trớ) sữa.

Miệng trẻ phải ngặm bắt vú đúng và khi trẻ bú không có tiếng kêu. Nhớ cho trẻ ợ hơi sau khi bú để tránh hiện tượng ọc sữa. Và cuối cùng, để trẻ không bị hẫng hụt khi vắng mẹ, bên cạnh việc duy trì nguồn sữa mẹ, những người chăm sóc trẻ thay mẹ cần vuốt ve, âu yếm, trò chuyện với trẻ để trẻ thấy an toàn như đang ở trong vòng tay yêu thương của mẹ .

Nguyễn Hạnh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]