Để bệnh thủy đậu không làm hại con

Ngay cả những ca bệnh thủy đậu không có biến chứng cũng sẽ để lại nhiều sẹo vĩnh viễn trên cơ thể và gương mặt. Cho trẻ tiêm vắc-xin là một cách vô cùng dễ dàng và hiệu quả để không mắc bất kỳ hậu quả nào của căn bệnh

0

Bệnh thủy đậu lành tính hay ác tính?

Với tên gọi khác là trái rạ, bệnh thủy đậu thường đến và đi một lần duy nhất trong đời người và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó vẫn để lại những hậu quả nhất định.

Trong thời gian phát bệnh, bé có thể bị nổi những mụn nước gây đau và ngứa, đi kèm theo những cơn sốt và cảm giác mệt mỏi. Bé phải nghỉ học trong 8 đến 9 ngày để tĩnh dưỡng đồng thời tránh lây bệnh cho các bạn. Mụn có thể để lại những vết sẹo đến cuối đời trên cơ thể và gương mặt bé.

Mẹ cũng không thể chủ quan vì căn bệnh này có thể diễn tiến nghiêm trọng và gây chết người. Nó từng gây ra 10.600 ca nhập viện và từ 100 đến 150 ca tử vong hàng năm tại Mỹ trước khi vắc-xin được đưa vào chương trình tiêm chủng.

Nếu mụn nước bị viêm nhiễm, bé sẽ cần uống kháng sinh

Từ thủy đậu sang zona

Đây là căn bệnh này xảy ra ở 1 trong 3 người trưởng thành đã mắc thủy đậu trước đó. Virus tồn tại vĩnh viễn trong hệ thần kinh trung ương tái hoạt động ra những vết ngứa và mụn nước đau đớn.

Một loại vắc-xin cho cả hai căn bệnh

Vắc-xin sẽ bảo vệ bé khỏi các biến chứng tồi tệ của bệnh thủy đậu. 90% người được tiêm phòng được bảo vệ hoàn toàn khỏi căn bệnh, 10% còn lại sẽ chỉ có những triệu chứng nhẹ mà thôi.

Trẻ đã được tiêm ngừa sẽ có ít hơn 50 mụn nước, không sốt và mau hồi phục hơn. Chính vì những nguyên nhân trên, bệnh thủy đậu đã được đưa vào lịch tiêm chủng cho trẻ em.

Những người đã tiêm phòng thủy đậu cũng có thể mắc zona nhưng ít tiến triển thành ca bệnh nghiêm trọng so với những người chưa được tiêm phòng.

Lịch tiêm phòng

Bé có thể được tiêm từ 1 đến 2 mũi cách nhau 3 tháng. Mũi đầu tiên khoảng giữa 12 và  mũi thứ hai vào khoảng 15 tháng tuổi. Nếu trễ hơn, bé có thể tiêm 2 mũi vào tuổi lên 4 và lên 6.

Thuốc ngừa thủy đậu có thể được kết hợp với các loại vắc-xin cho bệnh sởi, quai bị, rubella trong duy nhất một mũi tiêm gọi là MMRV (theo tên tiếng Anh viết tắt của các căn bệnh này). Nếu có tiền sử bị co giật, bé sẽ được tiêm phòng thủy đậu riêng rẽ với những vắc-xin còn lại.

Tác dụng phụ

Có khoảng 20% trẻ em sẽ bị đau ở chỗ tiêm, 15% sốt nhẹ. Trong trường hợp hiếm gặp, một trẻ em có triệu chứng bị thủy đậu ở dạng nhẹ. Khoảng 4% trẻ em có thể bị phát ban nhưng tựu chung không đáng ngại.

Tỉ lệ sốt cao và co giật chỉ là 1/2500 và phản ứng dị ứng nặng rất hiếm gặp.

Nếu bé đã biểu hiện dị ứng nghiêm trọng với mũi tiêm đầu tiên thì không nên tiếp tục mũi tiêm thứ hai. Ngoài ra, trẻ đã từng bị dị ứng nặng với gelatin (loại nguyên liệu các mẹ thương dùng để làm rau câu dẻo) hoặc kháng sinh neomycin sẽ không nên tiêm phòng thủy đậu. Một số bé cũng sẽ phải cân nhắc việc tiêm vắc-xin khi đang mắc căn bệnh nào đó như ung thư hoặc phải truyền steroid liều cao.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]