Dễ mắc ung thư vú nếu vòng eo càng lớn

Tình trạng béo phì làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, vốn là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây ung thư vú ở phụ nữ.

15.5991

Tăng cỡ váy dễ ung thư

Vnexpress cho biết, hầu hết mọi người đều nghe nói về ung thư vú nhưng chưa biết nhiều về cách phòng bệnh. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), các yếu tố lối sống như giảm sử dụng rượu, nuôi con bằng sữa mẹ, hoạt động thể chất thường xuyên và duy trì cân nặng lành mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tờ BMJ Open đã mang đến cái nhìn rõ hơn.

Các nhà nghiên cứu đã chọn lọc dữ liệu từ gần 93.000 phụ nữ tham gia vào Thử nghiệm hợp tác về sàng lọc ung thư buồng trứng ở Vương Quốc Anh.

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu nhằm xem xét xem hai xét nghiệm ung thư buồng trứng có hiệu quả trong việc phát hiện sớm ung thư buồng trứng ở phụ nữ hay không. Những người tham gia ở độ tuổi trên 50, đã mãn kinh và không bị ung thư vú trong thời gian nghiên cứu từ năm 2005 tới 2010.

Người tham gia cung cấp thông tin chi tiết về sức khỏe của họ (sức khỏe sinh sản), chiều cao, cân nặng (BMI), tiền sử gia đình về ung thư vú và ung thư buồng trứng cũng như việc sử dụng các biện pháp tránh thai và điều lạ là cả kích cỡ váy.

Cũng theo Phụ nữ Online, kết quả cuộc khảo sát các phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết, vào thời điểm năm 25 tuổi, cỡ váy trung bình của họ là 8 (cỡ váy châu Âu) và ở độ tuổi 64, cỡ váy trung bình của họ là 10. Trong đó, có 3/4 số người đã tăng kích cỡ váy.

Tiến sĩ Usha Menon - thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết, nguy cơ ung thư vú (UTV) ở số phụ nữ tham gia tăng 77% khi cỡ váy của họ tăng lên hai số sau mỗi 10 năm, tính từ năm 25 tuổi cho đến sau thời điểm mãn kinh. Nói cách khác, sự gia tăng mỗi cỡ váy sau mỗi 10 năm, tính từ năm 25 tuổi đến sau mãn kinh, có liên quan với sự gia tăng trung bình 33% nguy cơ UTV ở phụ nữ.

Theo giải thích của tiến sĩ Menon, cỡ váy có liên quan mật thiết đến mức chất béo đóng quanh vùng bụng, và chỉ dấu này là yếu tố dự báo chính xác hơn so với chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) đối với nguy cơ UTV ở phụ nữ.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, cỡ váy tăng phản ánh sự gia tăng mức mỡ vùng bụng, có liên quan đến béo phì. Tình trạng béo phì làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, vốn là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây UTV ở phụ nữ.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Dùng bổ sung acid folic (cùng với các vitamin nhóm B khác) có thể làm giảm nồng độ homocysteine máu – một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Tú Liên

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]