Dị ứng côn trùng

Là một dạng bệnh dị ứng da do côn trùng bò trên da tiết ra chất gây tiếp xúc làm cơ thể phản ứng tạo ra những vết tổn thương màu đỏ gây rát, ngứa.

0

Triệu chứng

Tổn thương ngoài da, mới đầu là ngứa, nổi ban đỏ, hơi nề tại vùng tiếp xúc. Có thể xuất hiện các mụn nước, bọc nước và nóng, đau rát. Nếu nhiễm trùng sẽ có các mụn mủ nhỏ trên nền da đỏ, phù nề.

Nguyên nhân

• Do kiến và ong đốt hay nhện cắn.

• Do muỗi, ve, chấy, rận, bọ chét cắn gây ngứa hơn là đau.

• Do các chất bài tiết, nọc độc, phấn... của côn trùng khác bám vào khăn mặt, quần áo phơi ngoài trời, giường chiếu... gây tổn thương ở da.

 

Cách phòng chống

• Quan sát kỹ đồ vật trước khi sử dụng như: giũ sạch khăn mặt, khăn lau, quần áo...

• Vào mùa mưa, nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, buổi tối không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn.

• Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ.

• Nếu ngủ đêm ngoài trời phải có túi ngủ, mùng.

• Tránh trêu chọc, kích động côn trùng.

• Tránh các động tác nhanh, đột ngột ở gần tổ hoặc đàn côn trùng.

​• Khi bị dị ứng do côn trùng không nên dùng nước xà phòng rửa vì sẽ làm tăng kích ứng da.

• Trung bình mỗi tháng Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) tiếp nhận khoảng 10 trẻ đến cấp cứu do dị ứng thức ăn. Độ tuổi trung bình là 8 đến 11 tuổi. Nghiên cứu của bệnh viện, 6 - 8% số trẻ dưới 3 tuổi có ít nhất một lần dị ứng với thức ăn.

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]