Dị ứng thuốc – hiểm họa khôn lường!

(AloBacsi) – Sự kiện bé Đỗ Phủ Phong bỏng toàn thân do dị ứng thuốc một lần nữa khẳng định hiểm họa khôn lường khi sử dụng thuốc không có sự tư vấn của bác sĩ.

15.6004


Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc

Những sự việc đau lòng

Ngày 16/5, anh Đỗ Phủ Ngọc Gia cùng vợ đưa con vào hiệu thuốc đông y mua 1 chai siro Bạch Ngân PV do Công ty Cổ phần Dược thảo Phúc Vinh sản xuất để điều trị hen phế quản cho con là bé đỗ phú phong.

Sau 5 ngày uống thuốc, dưới 2 mí mắt của cháu bị sưng phù nên gia đình vội vã đưa cháu đến phòng mạch của một bác sĩ chuyên khoa nhi điều trị. Tại đây, bs bảo cháu bị dị ứng thuốc và cho thuốc kháng dị ứng về uống. Sau 1 ngày, toàn thân cháu bị nổi đầy mụn nước nên gia đình cho bé nhập viện.

Đến lúc này thì cơ thể bé hầu như bị bỏng ở khắp mọi nơi, nhiều mảng da bị bong ra ở những hốc tự nhiên như mũi, miệng; các mụn nước lớn thêm rồi bong ra. Các BS còn lo ngại bé có thể bị tổn thương nội tạng, nhiễm trùng và khả năng tử vong rất cao.

Cuối năm 2010, khoa phỏng – chỉnh hình, bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cũng tiếp nhận 1 ca dị ứng thuốc nghiêm trọng của bé lý lan anh (12 tuổi). bé bị sốt nên người nhà cho uống loại thuốc hạ sốt Ef. của Pháp. Đây là loại thuốc mà trước đây bệnh nhi thường xuyên sử dụng.

Tuy nhiên sau khi uống, hai môi bé bị sưng phồng, căng như bong bóng và vỡ ra toàn máu mủ. Các vết loét tiếp tục lan ra khắp ngực, tổn thương niêm mạc mắt, hậu môn, lỗ tiểu… rất may là gia đình đưa bé nhập viện sớm nên được điều trị kịp thời.

Chớ coi thường dị ứng thuốc

Những sự việc đau lòng trên cho thấy dị ứng thuốc là một tai biến khủng khiếp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, bất kỳ lúc nào và với mọi loại thuốc, dù là những thuốc dùng để trị những chứng bệnh mà ta cho là đơn giản nhất như viêm họng, sốt…

Đứng đầu bảng các thuốc hay gây sốc phản vệ là các loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm betalactam như penicillin, ampicillin, cefotaxim... ngoài ra còn có các loại thuốc khác như: thuốc điều trị bệnh phong, thuốc điều trị đái tháo đường có gốc sulfamid, thuốc điều trị đau khớp, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị gút, thuốc tê novocain, lidocain, hay một số vitamin như vitamin C dạng tiêm, vitamin B1 tiêm...

Cha mẹ trẻ lưu ý là có những thuốc dùng vài lần trước đó không việc gì nhưng lần dùng sau lại bị phản ứng dị ứng. do đó, không nên theo thói quen con đã dùng 1 lần loại thuốc này không sao thì lần sau bệnh giống vậy thì lấy thuốc đó cho con uống.

Chớ coi thường dị ứng thuốc vì nó có thể mang lại nhiều hậu quả đáng sợ như: sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong, nhiễm độc da dị ứng, gây bỏng với các bọng nước trên toàn thân…

Làm gì để hạn chế dị ứng thuốc?

-          Dù trong bất cứ trường hợp nào khi nghi bị bệnh hoặc muốn dùng thuốc bổ trợ sức khoẻ cũng nên xin ý kiến bác sĩ.

-          Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để dùng dù là tây y hay đông y, thuốc uống hay bôi…

-          Không nên lạm dụng thuốc, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh.

-          Khi dùng thuốc nếu thấy khác thường (nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào khác) thì không nên tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh càng sớm càng tốt.

-          Sau khi khám bệnh, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động thay đổi thuốc hoặc thay đổi liều lượng và số lượng thuốc.

-          Mỗi lần đi khám bệnh nên cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh tật của mình, nhất là các chứng dị ứng, đặc biệt là dị ứng các loại kháng sinh để BS tránh khi cho thuốc điều trị.

Nhận biết mình bị dị ứng thuốc

Dù phòng tránh mọi cách nhưng bạn vẫn có thể bị dị ứng thuốc. Do đó, bạn cần nắm rõ các biểu hiện dị ứng thuốc để có thể nhận biết mình hoặc thân nhân của mình bị dị ứng thuốc và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế điều trị gấp.

Dị ứng thuốc thường có các biểu hiện sau :

- Nổi mày đay: Sau khi dùng thuốc, người bệnh cảm thấy nóng bừng, ngứa, trên da nổi ban cùng sẩn phù. Nặng có thể có khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao...

- Phù: Phù thường xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc ở những vùng da mỏng, môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục... Màu da vùng phù bình thường hoặc hơi hồng nhạt, đôi khi phối hợp với mày đay.

- Viêm da dị ứng: Xuất hiện mụn nước kèm theo ban đỏ, ngứa, phù da và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Viêm da dị ứng có thể xuất hiện nhanh sau một vài giờ, trung bình sau vài ba ngày, có khi hàng tuần sau khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc.

- Đỏ da toàn thân: Bệnh xuất hiện từ 2 - 3 ngày, trung bình 6 - 7 ngày, đôi khi 2 - 3 tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh thấy bừng nóng, ngứa khắp người, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, nổi ban đỏ toàn thân, trên da có vảy trắng, các kẽ chân tay có thể nứt và chảy nước vàng, đôi khi bị bội nhiễm có mủ.

- Bệnh huyết thanh: Thường xuất hiện vào ngày thứ hai đến ngày thứ 14 sau khi dùng thuốc với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38 - 390C, gan to, nổi ban mày đay khắp người.

Minh Nguyệt

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]