Dị ứng tinh dịch - "kẻ phá bĩnh" giấu mặt chốn phòng the

GiadinhNet - Tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng quá mẫn cảm với tinh dịch đàn ông tuy không cao, nhưng chúng đem lại những triệu chứng hết sức khó chịu.

0
Cũng chính vì hiếm gặp, nên không ít người đã phải ngậm ngùi “nhịn” sex, thậm chí không thể mang thai do chính các bác sĩ cũng khó lòng phân biệt được “kẻ phá đám” này với vô số căn bệnh phụ khoa thông thường khác.
 
Khốn khổ mỗi lần "yêu"

Năm 35 tuổi, Clara kết hôn với chàng kĩ sư Jeff sau nhiều năm yêu nhau. Trước đó, cặp đôi bằng tuổi này đã thống nhất rằng sẽ để dành “lần đầu tiên” cho đêm tân hôn. Thời khắc trọng đại ấy rốt cục cũng đến, cả hai hăm hở hưởng “thành quả” sau bao ngày tháng mong chờ trong cảnh “nhịn đói” khá vất vả. Nhưng khi “chuyện ấy” kết thúc chỉ vài phút, đôi tân lang tân nương còn đang lâng lâng trong cơn hoan lạc thì mọi chuyện chợt xấu đi nhanh chóng: Vùng kín của Clara đột nhiên sưng tấy và rát buốt dữ dội. Phải đến sáng, những biểu hiện khó chịu này mới biến mất, bí ẩn như khi chúng xuất hiện vậy.
Đang ngất ngây trong men say của hạnh phúc, đôi vợ chồng mới cưới đã nhanh chóng bỏ qua sự cố này. Họ chỉ thoáng lấy làm lạ một chút rồi lại quên ngay, cùng nhau đi hưởng tuần trăng mật. Nhưng đến lần “yêu” thứ hai, rồi lần thứ ba, mọi chuyện vẫn lặp lại như cũ. Cứ hễ cùng nhau thăng hoa xong là Clara lại chịu những cơn đau như kim châm và “chỗ ấy” lại phồng rộp lên. Nghĩ rằng mình đã mắc một căn bệnh lây qua đường tình dục nào đó, cô vợ trẻ này lập tức tra hỏi chồng. Phải chăng vì “nhịn” quá lâu trong thời gian yêu nhau đã khiến Jeff không chịu được, phải kiếm chỗ “xả” bên ngoài? Chú rể tội nghiệp thề sống thề chết rằng mình không hề “léng phéng” ăn vụng lần nào cả. Anh chàng còn cao tay hơn khi nghi ngờ lại vợ đã không chung thủy. Nguy cơ tan vỡ hạnh phúc cận kề.
Buồn rầu, Clara tâm sự với một cô bạn thân về điều thầm kín này và nhận được lời khuyên nên đi khám bác sĩ. Ấm ức vì bị vợ nghi oan, Jeff xăng xái cùng Clara đi khám bác sĩ để tìm xem ai mới là thủ phạm. Nhưng hàng loạt các bác sĩ sản khoa mà đôi vợ chồng này ghé thăm đều không tìm ra được nguyên nhân gây nên rắc rối. Lời khuyên tốt nhất mà họ có thể đưa ra kèm theo cả mớ thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm là: sex mà đau thì tốt nhất là…nghỉ. Mất hàng năm trời chữa trị, rốt cuộc vẫn là “tiền mất tật mang” cả hai vô cùng lo lắng và mất niềm tin. Họ đã nghĩ đến chuyện chia tay, dù không biết lỗi tại ai.
 
Thật may mắn, bác sĩ cuối cùng mà Clara và Jeff cầu cứu đã tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng tồi tệ của họ bấy lâu nay: Clara mắc chứng quá mẫn cảm với protein trong tinh dịch của chồng. Nói một cách dân dã, thì đây là hội chứng dị ứng với tinh dịch. Nhờ thăm hỏi kỹ lưỡng thói quen tình dục, bác sĩ biết được rằng do mong muốn có con nên trong tất cả các lần quan hệ của họ, Jeff đã không sử dụng bao cao su. Khi tất cả các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh phụ khoa đều được các xét nghiệm khẳng định là vô tội, người bác sĩ giàu kinh nghiệm này đã nghĩ ngay đến chứng dị ứng với tinh dịch. Đến lúc này, mọi chuyện đã trở lên đơn giản hơn nhiều. Chỉ sau hai tuần điều trị tích cực, cơ thể Clara đã chấp nhận dung dịch mang con giống của chồng.
 
Chữa thì dễ, tìm mới khó
 
Seminal plasma hypersensitivity (SPH) – hội chứng quá mẫn cảm với các thành phần protein trong tinh dịch, là một chứng hiếm gặp ở phụ nữ. Tiến sĩ Andrew Goldstein, giám đốc Trung tâm điều trị các chứng rối loạn tình dục tại Washington DC (Hoa Kỳ) cho biết, trong 10 năm qua, ông chỉ gặp hơn chục trường hợp mắc hội chứng này. Các biểu hiện mà Clara đã gặp chính là các triệu chứng điển hình của SPH ở phụ nữ: Vùng kín sưng tấy, đỏ mọng và đau buốt như kim châm. Chúng bắt đầu xuất hiện chỉ vài phút sau khi bạn tình nam giới xuất tinh vào cơ thể họ, và giảm dần sau vài giờ hành hạ “thân chủ” với cường độ cao. Thông thường, các triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 8-12 giờ kể từ khi phát tác, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 24 giờ mới hết hẳn.
 
Theo giáo sư - tiến sĩ Jonathan Bernstein (Đại học Cincinnati), chuyên gia về dị ứng và miễn dịch học, thì hiện có khoảng 40.000 phụ nữ Mỹ đang mắc phải hội chứng khó chịu này. Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, nên trong y khoa, nó được xếp vào nhóm dị ứng do cơ địa. Các chuyên gia cũng tìm được các nhóm có nguy cơ mắc phải hội chứng SPH cao nhất, đó là những người quan hệ tình dục lần đầu, các đôi vợ chồng “tái quan hệ” sau một thời gian dài “nghỉ ngơi”, chẳng hạn vì lý do sinh con. Một nhóm khác cũng có nguy cơ mắc chứng SPH tuy tỷ lệ có thấp hơn, là các cô gái điếm hoặc những phụ nữ sống quá phóng túng. Quan hệ tình dục không an toàn, tiếp nhận quá nhiều loại tinh dịch khác nhau của các đối tượng bạn tình…ngoài nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục thì xác suất mắc hội chứng SPH của họ cũng rất cao.
 
Mặt khác, do có triệu chứng giống với hàng tá các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến khác, nên SPH rất khó bị nhận diện. Không phải bác sĩ sản khoa nào cũng dễ dàng phân biệt được triệu chứng hiếm gặp này. Chỉ những người giàu kinh nghiệm, ít nhiều từng “va chạm” mới có thể vạch mặt đúng thủ phạm. Cái khó trong việc trị SPH chính là khâu chẩn đoán. Khi đã bắt đúng bệnh rồi thì liệu pháp điều trị lại rất đơn giản. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tinh dịch của bạn tình nam mà người phụ nữ bị dị ứng, phân lập Protein trong đó, từ đó có thể xác định chính xác dòng protein gây dị ứng.
 
Với mỗi dòng “thủ phạm” này, các bác sĩ luôn có sẵn một nhóm thuốc kháng sinh trị lại chúng. Để chắc chắn hiệu quả, thuốc chống dị ứng sẽ được thử trên da nữ bệnh nhân. Nếu có phản ứng tốt, nó sẽ được chỉ định dùng trong điều trị. Trong trường hợp của Clara, cô đã được tiêm một loại thuốc chống dị ứng như thế trong vòng 2 tuần, với liều lượng khá cao, khoảng 2 đến 3 giờ một mũi. Các kiểm tra thực tế sau đó cho thấy, các triệu chứng của SPH vẫn còn nhưng đã nhẹ đi rất nhiều, hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đựng được của Clara. Sau 3 tháng điều trị, cơ thể cô đã hoàn toàn có thể dung nạp được nguồn mang “con giống” của chồng, không còn bị dị ứng nữa.
 

Không ảnh hưởng khả năng làm mẹ

Một điều đáng mừng là SPH hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Tinh dịch của người chồng tuy khiến vợ bị dị ứng nặng nề, nhưng các tinh trùng vẫn thụ tinh bình thường nếu gặp trứng, và người vợ sau lần “yêu” đau đớn đó vẫn mang thai. Tuy nhiên, đa phần các cặp đôi đều “sợ rúm” khi người vợ bị dị ứng nên đều “nghỉ” không dám “làm tiếp”. Vì vậy, lời khuyên “đi khám bác sĩ” có thể đã “cũ rích” nhưng không bao giờ là vô dụng cả

Trần Chung (Theo DailyMail)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]