Dị ứng với hương thơm

Phương Nhu, nhân viên PR một công ty tại TP HCM thường rơi vào tình trạng suyễn khan rất khổ sở mỗi lần tiếp xúc với các sản phẩm có mùi thơm. Điều đặc biệt là cô chỉ dị ứng với mùi thơm nhân tạo, còn trước hương thơm tự nhiên, Nhu hoàn toàn tỉnh táo.

15.5883

Hương thơm nhân tạo hiếm khi gây dị ứng. Ảnh: Inmagine.

Nước xịt phòng, dầu gội, xà phòng, thơm đã đành, đến cả dung dịch rửa chén bát, thuốc diệt gián bây giờ cũng thơm nức. Thế nên chuyện con người mắc bệnh vì mùi hương cũng dễ hiểu.

Minh Tuyết, 24 tuổi, nhân viên toà nhà Sun Tower (quận 1, TP HCM) gần một tháng nay bỗng nhiên cảm thấy chuếnh choáng, lảo đảo mỗi khi ngửi thấy mùi nước hoa phảng phất đâu đó của đồng nghiệp. Bất kể ở đâu, trong phòng làm việc, nơi thang máy hay ngoài hành lang mát mẻ, cứ có mùi nước hoa là người cô như lên cơn sốt, cảm giác nôn nao rất khó chịu.

Triệu chứng của Minh Tuyết và Phương Nhu được các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Columbia (quận Bình Thạnh) chẩn đoán là bệnh lý dị ứng hoá chất do ngửi quá nhiều mùi hương nhân tạo trong cùng một thời gian. Hương thơm như con dao hai lưỡi. Nó có thể khiến bạn hưng phấn trong công việc, xua tan những ưu phiền và khiến cho cuộc sống vợ chồng thăng hoa. Nhưng nó cũng đang từ từ “hủy hoại” sức khoẻ của con người.

Sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra với khứu giác của bạn nếu cuộc sống xung quanh được ướp bằng những hương thơm thiên nhiên từ hoa quả hay thảo mộc như sả, bạc hà, hoa hồng, huệ tây, oải hương... Nhưng đa số các sản phẩm gia dụng lại đang dùng hoá chất để tạo hương thơm, kể cả nước hoa, để đáp ứng túi tiền của đa số người tiêu dùng.

Tất nhiên, nước hoa chưng cất từ các loài hoa thiên nhiên sẽ đắt hơn gấp nhiều lần những loại làm từ hoá chất dễ bay hơi là cồn và dầu mỏ. Song vì thói quen, vì nhiều lý do, người ta không thể từ chối việc hít hà những mùi hương nhân tạo đó.

Hậu quả đầu tiên mà tình tạng thừa hương thơm gây ra cho con người là... điếc mùi do khứu giác hoạt động liên tục, làm giảm khả năng ngửi một cách đáng kể. Nếu tiếp xúc hít hà quá nhiều hoá chất tạo mùi trong thời gian dài, các độc tính từ đó có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây ung thư, vô sinh và đáng lo ngại hơn là sinh ra quái thai.

Triệu chứng thường gặp phải của dị ứng hoá chất, nhất là với nước hoa, là nổi mẩn ngứa như mề đay, ngay ở những chỗ tiếp xúc trực tiếp như cổ, gáy, khuỷu tay. Mỹ phẩm chứa nhiều cồn không những khiến da mau khô mà các hoá chất còn nhanh chóng thẩm thấu vào da, hủy hoại nhiều tế bào đang thời kỳ sinh trưởng. Nặng hơn, hoá chất xộc thẳng vào mũi có thể đảo lộn quá trình hô hấp, làm ngạt thở, phù khí quản, sưng phổi, thậm chí là gây tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Liệu pháp hữu hiệu nhất để chấm dứt căn bệnh dị ứng với mùi hương là tìm đến những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa hương liệu nhân tạo. Nước hoa và mỹ phẩm là hai thứ cần thay đổi đầu tiên đối với phái đẹp. Nhiều quý bà, quý cô rủng rỉnh tiền săn đón những sản phẩm làm từ thực vật sạch, nghĩa là nguyên liệu để chế biến ra chúng được trồng và thu hoạch không sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu. Hương thơm vì thế dễ chịu và đương nhiên là sạch hơn rất nhiều.

Với dân văn phòng như Mỹ Uyên (28 tuổi) ở Viện Nghiên cứu tin học ITC thì việc được ướp trong trong những mùi hương htiên nhiên cũng dễ chịu giống như một phương pháp xả stress. Cô đang sử dụng loại mặt nạ đắp mặt chiết xuất từ quả lựu và cúc dại 100%. Nó không chỉ khiến làn da Mỹ Uyên mướt hơn mà còn khiến nhiều cô bạn đồng nghiệp săn đón hỏi thương hiệu “nước hoa” cô dùng là gì mà có mùi thơm phảng phất thật quý phái đến thế.

Còn Thảo Vy, phó giám đốc một công ty mỹ phẩm Hàn Quốc tại TP HCM, rất khôn ngoan trong cách thể hiện mình bằng bộ sưu tập nước hoa ấn tượng từ kiểu dáng, màu sắc đến mùi hương. Đó là những chai dầu thơm sạch đúng nghĩa, được chiết xuất từ thiên nhiên, thảo mộc và tinh dầu của một số hoa quả đặc biệt.

Thật ra, không cần phải có tiền mới dùng được sản phẩm sạch. Nhiều người đã tự lãng quên một mùi hương thiên nhiên quý giá bên cạnh mình là hoa cỏ. “Tôi tự tạo hương thơm cho gia đình mình để giữ sức khoẻ mà không cần phải nước hoa này, mỹ phẩm nọ”, bác sĩ Anh Thư, khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy nói.

Chị đã trồng mấy bụi cây có hương thơm dịu như hoa nhài, tử đinh hương trước cửa nhà. Buổi tối nào chị cũng đun ấm trà, thả vài cánh nhài trắng vào như một cách xông mùi, trị ho tuyệt vời. Với những sản phẩm sạch trong nhà như thế, chắc chắn không còn đất cho bệnh dị ứng với hương thơm. 

(Theo Sành Điệu)

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]