Đỉa làm thuốc lợi và hại

(SKGĐ) Bên cạnh những lợi ích chữa bệnh, đỉa cũng bị coi là tồi đồ làm hại con người.

0

Trong bộ phim “Thần y Hur Jun” của Hàn Quốc có tình tiết vị thần y này đã dùng một con đỉa trâu để chữa vết thương bị loét hoại tử cho hoàng tử. Cách trị bệnh tưởng như hoang đường khiến nhiều khán giả nghi ngờ, nhưng theo BS. Nguyễn Văn Phương- Khoa Hồi sức Cấp Cứu bệnh viện TW Quân đội 108 Hà Nội thì cách chữa bệnh đó hoàn toàn là đúng sự thật.

Từ lâu, y học đã dùng đỉa trong các trường hợp vi phẫu nối những vết thương nhỏ bằng cách cho đỉa cắn vào vết thương. Khi cắn vào vết thương, đỉa sẽ hút từ 10-15ml máu cho mỗi lần cắn để giúp người bệnh được thông khí huyết khi vết thương chưa lành và truyền cho chất hirudin giúp vết thương mau liền.

Đặc biệt, trong các ca điều trị bệnh đau khớp, đỉa tỏ ra rất công hiệu khi cho chúng hút máu ở đầu gối người bệnh. Thông qua việc hút máu, đỉa sẽ đưa vào cơ thể người bệnh nhiều chất có tác dụng kháng viêm tự nhiên giúp cắt cơn đau hữu hiệu.

Đỉa - Công càng lớn, tội càng to?

Các nhà khoa học thế giới đã xác nhận phương pháp chữa bệnh này đã xuất hiện từ thế kỷ 15 trước công nguyên, sau khi thu được rất nhiều hình vẽ được khắc trên đá thể hiện việc người Hi Lạp cổ đại dùng đỉa chữa bệnh.

Thế nhưng, mãi đến thế kỷ 5 trước công nguyên, việc dùng đỉa chữa bệnh mới được khẳng định chắc chắn nhờ vào những tài liệu y học của Hipocrate. Trong tài liệu của mình, Hipocrate đã nói đến công dụng của đỉa trong việc chữa bệnh thừa dịch, tiêu máu độc ở những bệnh nhân bị trúng độc do côn trùng hoặc bò sát cắn…

Trong những năm 1700, việc dùng đỉa chữa bệnh không chỉ được ứng dụng trong tầng lớp bình dân mà cả những vua chúa, quý tộc châu Âu đều tin tưởng vào phương pháp trị liệu này. Điển hình nhất là trong trận chiến Walterloo quyết định vận mệnh của Napoleon vào năm 1885, một vị tướng Simmoms người Anh đã bị một vết thương khá nặng ở ổ bụng. Để cứu mạng Simmoms, bác sĩ riêng của ông ngay trong đêm đã tức tốc cho người đi tìm 20 con đĩa mang về để hút máu độc, chữa trị. Kết quả là vị tướng này đã thoát chết.

Dù được thừa nhận là có công dụng tốt đối với sức khỏe con người, nhưng cũng giống như các loại dược phẩm hiện nay, việc dùng đỉa chữa bệnh cũng có hai mặt. Cái chết của tổng thống thứ I Hoa Kỳ: Geoger Washington dù được cho là do cảm mạo, nhưng theo một số tài liệu ghi chép lại cho thấy, cái chết đó có phần can dự không nhỏ của đỉa!

Các bác sĩ riêng của Geoger Washington khẳng định rằng, chính việc lạm dụng khi dùng đỉa hút máu để tăng sức khỏe đến 4 lần/ngày, đã khiến cơ thể vị tổng thống này bị mất máu và suy nhược trầm trọng. Vì thế, chỉ sau một lần dầm mưa, Geoger Washington đang hoàn toàn mạnh khỏe đã đột ngột qua đời chỉ vì cảm lạnh. Chính những mặt trái này cộng với sự phát triển ào ạt của ngành tân dược đã dần nhấn chìm liệu pháp dùng đỉa chữa bệnh trên thế giới.

Đỉa - món hàng hái ra tiền

Sau một thời gian dài bị lãng quên, liệu pháp dùng đỉa phục vụ sức khỏe đã được y học thế giới khôi phục lại với nhiều ứng dụng hiện đại hơn trong thẩm mỹ, phẫu thuật, chữa bệnh tim mạch, ung thư...

Với những khám phá mới đó, đỉa trở thành món hàng kinh doanh đắc giá. Năm 1999, bác sĩ người Anh tên là Roy Sawyer đã lập hẳn một trang trại nuôi đỉa cung cấp khoảng 80.000 con đỉa /năm cho toàn nước Anh. Trong đó, có khoảng 30.000 con đỉa dùng trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ.

Ngoài các cá nhân, thì các tổ chức lớn trên thê giới cũng tham gia hào hứng vào phong trào nuôi đỉa để kiếm lợi nhuận. Viện Sinh Học Moscov (Nga) đã nuôi và nhân giống đỉa liên tục để mỗi năm cung cấp 1,5 2 triệu con đỉa cung cấp cho toàn nước Nga và các nước khác trên thế giới.

Một số ứng dụng từ đỉa

Trong công nghệ chữa xương khớp: Đỉa có khả năng hút máu và tiết ra chất dịch nhầy có tên là hirudin giúp chữa được các bệnh về xương khớp ghép liền các mô tế bào, giúp các ngón tay, ngón chân dứt lìa lành nhanh hơn.

Trong phẫu thuật tạo hình: Đỉa giúp chữa áp xe phủ tạng trong khi cấy mô phẫu thuật tái tạo, hoặc gắn lại các bộ phận của cơ thể người.

Sản xuất tân dược: Nước bọt của đỉa được chiết xuất để bài chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh tim mạch, thấp khớp, hen phế quản, tăng nhãn áp, các bệnh phụ khoa... Đặc biệt, đỉa còn được ứng dụng trong công nghệ chữa ung thư.

Đỉa ứng dụng ở Việt Nam

Tại Việt Nam ta, sự xuất hiện của đỉa trong ngành y học được ghi nhận từ những năm 1330. Trong cuốn sách “Nam Dược Thần Hiệu” danh y Tuệ Tĩnh có ghi chú cẩn thận: con đỉa phơi khô, đốt xác, tán nhỏ, xao vàng kết hợp với các vị thuốc thảo dược như: can thìa, cam thảo, kỳ tử, có thể chữa đau bụng dưới, mụn nhọt, phong lở.

Việc dùng đỉa làm dược liệu chữa bệnh phải hết sức cẩn thận và đúng quy trình vì đỉa là một loài khó tiêu diệt, khả năng sống rất giai. Trong quá trình xao, tán đỉa, chỉ cần một tế bào đỉa còn sống, khi uống vào người sẽ phát triển thành một con đỉa, sống bên trong cơ thể gây ra nhiều nguy hiểm - Lương y Trần Văn Quảng - Hội Đông y Việt Nam.

Ngoài ra, các ứng dụng từ đỉa để chữa bệnh tại Việt Nam còn được tìm thấy qua các bài thuốc Đông y như: Dùng đỉa phơi khô, tẩm cồn đốt, tán nhỏ kết hợp với hổ trượng, địa long, xuyên sơn giáp, sẽ có tác dụng chữa bệnh yếu sinh lý, ít tinh binh ở nam giới. Hay dùng đỉat kết hợp đan sam, trạch lan, chữa bệnh u nang buồn trứng ở nữ giới.

Nói về những ứng dụng từ đỉa trong nền y học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Văn Phương- Khoa Hồi sức Cấp Cứu bệnh viện TW Quân đội 108 Hà Nội cho biết: Trước đây, y học hiện đại ở Việt Nam thường dùng đỉa sống hút máu trực tiếp trong nhiều trường hợp bệnh nhân bi sưng phù, máu đông ứ đọng gây đau nhức. Nhưng việc dùng đỉa sống hút máu trực tiếp rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng và truyền bệnh.

Ngày nay, chúng ta đa phần dùng đỉa làm nguyên liệu chiết xuất để chế biến thành dạng thuốc tiêm hoặc thuốc xoa điều trị nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch, đông máu trong lòng mạch, huyết khối gây nghẽn mạch não… Tuy nhiên, nhưng phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến, nó chỉ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt”.

Tác hại cần lưu ý

- Trong quá trình sử dụng đỉa trực tiếp chữa bệnh, dịch tiết ra từ mồm đỉa có khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B, HIV, các bệnh lây lan qua đường máu.

- Nếu dùng đỉa quá nhiều sẽ làm mất máu, vỡ động mạch gây tai biến cho bệnh nhân.

- Chống chỉ định với những phụ nữa đang mang thai do và những trường hợp có nguy cơ xuất huyết: xuất huyết trĩ, chảy máu cam, rong kinh…

Một số bài thuốc từ đỉa

1. Chữa bế kinh, ứ huyết: Có nhiều cục máu đông thành khối, gây đau đớn dùng 30 con đỉa đã chế biến, đại hoàng 30g. Cả hai đều phơi khô đốt lên nghiền thành bột, mỗi ngày uống 5g.

2. Chữa máu tụ sau sinh: Đỉa 1g con đã phơi khô, đốt tán thành bột, uống với rượu nóng, trong một ngày.

3. Chữa tắc động mạch vành: Đỉa 3g, rễ chè 30 g, kim tiền thảo 15g, sắc uống ngày một thang.

4. Trị sưng tấy, bầm tím do chấn thương: Dùng mỗi ngày 3g bột đỉa, uống với rượu nóng.

5. Trị trúng phong (gió): Mỗi lần uống 3g bột đỉa với nước ấm hoặc với rượu nóng, sẽ giúp tay chân bớt tê dại do trúng gió

6. Trị sưng lá lách: Đỉa đã chế biến khoảng 1g, đan sâm 3g, lan trạch. Tán thành bột ngày uống hai lần, mỗi lần 1-1,5g.

Khôi Nguyên

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]