Điểm chung của những CEO thành công

GE không sản xuất máy tính, nhưng nhiều công ty Mỹ đã mua một lô máy tính của GE với giá hơn 500.000 USD. Với giá trị lớn như vậy, sao các công ty đó không mua trực tiếp từ nhà sản xuất cho rẻ? Nguyên nhân là do, GE không bán máy tính riêng lẻ. Họ bán một giải pháp, bao gồm máy tính, phụ tùng, dịch vụ phục vụ khách hàng 24/24, nâng cấp công nghệ sau 3 năm, dịch vụ tài chính. Đây là mô hình kinh doanh thành công của ban lãnh đạo GE, đứng đầu là Jack Welch.

15.6111

Bill Gates, một CEO thành công hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, Michael Dell đã đưa hãng máy tính Dell đến thành công bằng việc thật sự chú trọng vào khách hàng, gắn liền với mô hình kinh doanh trực tiếp. Điều này được hỗ trợ bởi các hệ thống trực tuyến tinh vi cũng như năng lực phân phối và lắp ráp hiệu quả.

Liên tục hoàn thiện mô hình kinh doanh

Để tự tin vào mô hình, Steve Jobs, Jack Welch, Bill Gates… đã không ngại việc thử liên tục các cơ sở giá trị và việc tạo ra giá trị của mô hình. Khi mô hình bắt đầu trở nên thành công một cách rõ ràng, thì bắt chước, sao chép của công ty khác sẽ xuất hiện và làm giảm tính hữu hiệu của mô hình.

Vì vậy, các vị này đã phấn đấu liên tục nhắm đảm bảo rằng mô hình kinh doanh sẽ hoàn thiện theo thời gian để đảm bảo thành công. Những phiên bản mới của phần mềm Microsoft, hay iPhone 5 của Apple ra đời là minh chứng rõ ràng nhất về điều này. Về việc tạo ra giá trị cho cổ đông, các CEO này chú trọng tới hai yếu tố: khả năng duy trì lợi nhuận đầu tư trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu, khả năng tăng trưởng mà không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận của nó.

Việc xây dựng mô hình kinh doanh, các vị này dựa trên hai thành tố cốt lõi: nguồn lực và năng lực. Và để khai thác tốt các thành tố này, đối với việc quản lý, thì việc đảm bảo các quyết định đưa ra là đúng, quản lý thành tích, thiết kế các quy trình, phân bổ nguồn lực, ủy thác trách nhiệm luôn được chú trọng. Lãnh đạo hiệu quả là công việc được các vị CEO này đầu tư rất nhiều công sức. Những câu hỏi: làm sao để đảm bảo các quyết định chuyển thành hành động, làm sao để truyền cảm hứng cho cấp quản lý và nhân viên cũng như xây dựng cam kết thực hiện các kế hoạch của công ty luôn được khơi gợi mỗi ngày. Họ giúp mọi thành viên công ty hiểu cái gì là quan trọng, công ty đang nỗ lực hướng tới đâu và vai trò cá nhân của họ trong việc giúp công ty đạt được mục tiêu đó.

Bên cạnh đó, họ luôn tìm cách lôi kéo các bên có lợi ích liên quan tâm huyết tham gia thực hiện các mục tiêu đề ra. Thông qua nhận thức và hành xử một cách sáng suốt đối với nhân viên, khách hàng, cổ đông, đặc biệt là với chính mình, họ thể hiện việc lãnh đạo một cách tận tâm và hữu hiệu.

Xây dựng một tổ chức hiểu mình

Không dừng lại ở mô hình kinh doanh, Steve Jobs, Jack Welch, Bill Gates… giúp nhân viên của mình hiểu mô hình kinh doanh của công ty và quản lý nó để tạo ra giá trị hứa hẹn. Họ luôn nghĩ ra những thông điệp mình muốn truyền đạt và cách để quản lý hiệu quả tính thực tiễn của việc truyền đạt nội dung đó. “Tư duy khác biệt” phản ánh mô hình kinh doanh mà Apple đang điều hành cũng như năng lực và nguồn lực mà nó đang gìn giữ nhằm xây dựng lại và làm trẻ hóa mô hình đó.

Một công ty thật sự hiểu chính mình có trực giác về đường hướng phát triển và biết điều gì là đúng. Điều này giúp toàn công ty nhìn chung về một hướng. Nhân viên của công ty giải thích về mục tiêu và chiến lược theo từng cấp độ một cách cụ thể bằng ngôn ngữ của họ với niềm tin và sức thuyết phục. Những đặc tính riêng biệt của công ty được tô đậm, nổi bật hơn các công ty khác, và lôi cuốn nhân viên cũng như khách hàng.

Theo Nhịp cầu đầu tư

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]