Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 28 người (từ 19 đến 58 tuổi) dùng điện thoại thông minh trong 2 tuần. Các điện thoại được cài sẵn một ứng dụng do các nhà nghiên cứu thiết kế. 28 người phải hoàn thành một bảng hỏi tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán bệnh trầm cảm. Kết quả, một nửa số đó không có bất kì triệu chứng trầm cảm nào, nửa còn lại có dấu hiệu được xếp từ nhẹ đến nặng.

Những người trầm cảm bỏ nhiều thời gian để sử dụng điện thoại thông minh. Cụ thể, dữ liệu cho thấy những người trầm cảm sử dụng điện thoại thông minh trung bình 68 phút một ngày, trong khi những người không bị trầm cảm sử dụng trung bình 17 phút một ngày.

Ngoài ra, hầu hết thời gian sử dụng điện thoại của những người trầm cảm là ở nhà, khác với những người không bị trầm cảm. TS. David Mohr (Trường YFeinberg) cho rằng “Khi con người buồn chán, họ có khuynh hướng co cụm lại và không có động lực hay năng lượng để đi ra ngoài và làm điều gì đó”

Sohrob Saeb, một nhà khoa học máy tính của trường Feinberg và là người đứng đầu nghiên cứu cho biết các dữ liệu thu thập được dễ dàng bởi điện thoại có thể được sử dụng để nghiên cứu về bệnh trầm cảm, và để các bác sĩ có thể điều trị nó.

Saeb thừa nhận đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại thông minh và bệnh trầm cảm, nhưng là nghiên cứu đầu tiên đề nghị sử dụng điện thoại thông minh như là một công cụ chẩn đoán và giúp cho việc điều trị bệnh trầm cảm.

Saeb lưu ý mẫu nghiên cứu còn nhỏ cả về số lượng người tham gia và thời gian nghiên cứu. Ông đang đề nghị nghiên cứu mẫu lên đến 100 người trong thời gian 6 tháng. Nghiên cứu sẽ sớm được công bố trên tạp chíMedical Internet Research.

 

Theo Hương Thuỳ

Pháp luật TPHCM