Điện thoại di động và nguy cơ ung thư não: đâu là sự thực?

15.5795

 Theo đó, pháp lệnh này sẽ yêu cầu các đơn vị bán lẻ điện thoại cung cấp cho khách hàng các tờ rơi hoặc các hình thức thông báo hướng dẫn để họ biết rằng điện thoại di động (ĐTDĐ hoặc mobile) có thể phát ra một lượng phóng xạ nhất định, đồng thời đưa ra các chỉ dẫn sử dụng an toàn.


Các luật sư, bác sỹ chuyên khoa - những người trực tiếp tham gia vào xây dựng đạo luật cho rằng việc làm này vô cùng ý nghĩa để người tiêu dùng hiểu được sự tồn tại của những vấn đề liên quan. Những quy định trước đây đã không đề cập đến những hiểm họa vốn vẫn đang tồn tại và gây nguy hiểm với bất cứ ai (trẻ em cũng như người lớn) nếu mang điện thoại bên mình, để trong túi, túi áo ngực… đều có nguy cơ bị nhiễm phóng xạ ra tăng.



Đạo luật cũng không yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp các thông tin chi tiết về những nguy cơ ảnh hưởng  tới sức khỏe do tiếp xúc với phóng xạ. Các chuyên gia nghiên cứu cũng cho rằng, sử dụng ĐTDĐ trong một thời gian dài rất có thể gây ra các khối u ở não. Trong khi đó, lại có những ý kiến phản biện lại điều này và cho rằng mọi bằng chứng đều chưa rõ ràng, không có rủi ro nào cả.


Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng phân loại các bức xạ năng lượng thấp mà ĐTDĐ phát ra là “có thể gây ung thư”, vì có một mối liên hệ giữa việc sử dụng ĐTDĐ với một loại khối u ác tính ở não người gọi là u thần kinh đệm và u não lành tính được gọi là u dây thần kinh thính giác.


Theo số liệu thống kê, cả hai loại u não này đều hiếm khi mắc phải. Mỗi năm tại Hoa Kỳ chỉ có khoảng 5 trong số 10.000 người lớn được chẩn đoán là u thần kinh đệm và khoảng 10 trong số 1 triệu người mắc bệnh u dây thần kinh thính giác.

Mặc dù, bản phân loại của WHO xem ra rất đáng ngại, vì nó đặt ĐTDĐ vào nhóm có cùng tỷ lệ gây ung thư với caphêin và dưa muối. Tuy nhiên, một số tổ chức hoạt động về Y tế như Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa dịch bệnh… cho rằng các bằng chứng hiện tại chưa phải là kết luận cuối cùng và cần phải nghiên cứu thêm.


Vẫn còn là một câu hỏi lớn


Kể từ năm 2011 đến nay, vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể nào được đưa ra về mối liên hệ giữa ĐTDĐ và các khối u não.  Một nghiên cứu thử nghiệm với 360.000 người trưởng thành ở Đan Mạch đã không tìm thấy bất cứ dấu hiệu gia tăng nào về số lượng người mắc căn bệnh u não, ngay cả với những người đã sử dụng ĐTDĐ trong vòng ít nhất 13 năm. Tuy nhiên, ban hội thẩm của WHO đã công bố các bằng chứng cho thấy những người sử dụng mobile có tỷ lệ mắc căn bệnh u não chắc chắn cao hơn.


Bên cạnh đó, một nghiên cứu Interphone về mối quan hệ giữa mobile và bệnh u não được tiến hành ở 13 quốc gia như Canada, Anh, Đan Mạch, Nhật Bản… Tại đây, các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi với hơn 7.000 người được chẩn đoán mắc u não và 14.000 khỏe mạnh về khoảng thời gian trước khi sử dụng ĐTDĐ. Nghiên cứu đã không tìm thấy bất cứ mối liên quan nào giữa mobile và tỷ lệ người mắc u thần kinh đệm ngoại trừ nhóm những người cho rằng họ sử dụng mobile ít nhất là 1.640 giờ đồng hồ trong cuộc đời mà không có hỗ trợ của tai nghe. Những người tình nguyện tham gia vào cuộc nghiên cứu có nguy cơ mắc căn bệnh u thần kinh đệm cao hơn 40% so với những người không bao giờ sử dụng mobile.


Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Thụy Điển về mức độ sử dụng điện thoại của những người được chẩn đoán u thần kinh đệm và so sánh với những người khỏe mạnh khác cho thấy, tỷ lệ những người sử dụng mobile có nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm là 30% và sử dụng mobile trong 25 năm có nguy cơ mắc cao gấp 3 lần so với người không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên. Những người sử dụng điện thoại cố định ít bị nhiễm bức xạ hơn so với mobile .


Tỷ lệ mắc căn bệnh ung thư não không tăng lên

Một lập luận khác chống lại khả năng ĐTDĐ là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư cho rằng không có dấu hiệu gia tăng tỷ lệ mắc căn bệnh u não ở một số quốc gia trong vài thập kỷ gần đây trước sự bùng nổ mạnh mẽ của mobile. Mặc dù có sự gia tăng căn bệnh u não ở nhóm phụ nữ từ 20-29 tuổi ở Hoa Kỳ, tuy nhiên các khối u não lại không phát triển ở bên mà các nhà nghiên cứu dự đoán rằng bị ảnh hưởng với các bức xạ từ ĐTDĐ.


Ngoài việc thiếu bằng chứng về mối liên hệ giữa ĐTDĐ và bệnh u não, các nhà nghiên cứu còn cho rằng rất khó hình dung mọi người khi tiếp xúc với mobile có thể gặp những rủi ro gì. ĐTDĐ tỏa ra một lượng bức xạ không ion hóa không có khả năng gây tổn hại đến các DNA, không giống như các bức xạ ion hóa trong chụp X-quang, chụp cắt lớp CT và Radon (là một khí phóng xạ).. có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người.


Một câu hỏi khác rằng liệu những bức xạ từ ĐTDĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ hay không? Vì phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm người trưởng thành. Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng và tỷ lệ mắc bệnh u não cũng giống như ở người lớn.


Mặc dù đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các báo cáo, phân tích được tiến hành trong thời gian qua về những tác hại của ĐTDĐ đối với sức khỏe con người, đặc biệt là bộ não, tuy nhiên mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở mức nguy cơ. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng không cần phải có bất cứ khuyến nghị gì với người dùng ĐTDĐ, vì những lợi ích vô cùng to lớn mà nó mang lại cho cuộc sống con người, là cầu nối giúp cuộc sống trở nên không còn khoảng cách.


Theo các bác sỹ, những tác động xấu của ĐTDĐ lên sức khỏe con người không hẳn sẽ xuất hiện trong ngày môt ngày hai, mà có thể âm thầm, âm ĩ và sẽ bùng phát vào một ngày nào đó. Mọi người cũng nên quan tâm đến vấn đề này và tự đưa ra những biện pháp hạn chế, phòng ngừa cho mình và trẻ nhỏ trong gia đình. Nếu người nào đó thường xuyên phải làm việc với ĐTDĐ cường độ cao và để tránh tiếp xúc quá nhiều với bức xạ của nó thì có thể sử dụng tai nghe gắn micro để trò chuyện hay thay vì gọi điện thì có thể chuyển sang nhắn tin.

Hoàng Hải (Theo CNN)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]