Điều cần biết về cầm máu

Dùng lá tía tô non nhai nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu, lấy lá tía tô sao giòn, tán thành bột mịn, rắc lên vết thương.

15.5972

Cầm máu là một trong những kĩ năng cơ bản và cần thiết trong cuộc sống, bởi cầm máu nhanh và đúng cách không chỉ giúp vết thương nhanh hồi phục mà còn có thể cứu sống tính mạng con người. Hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng này, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, Bộ Y tế, sẽ tư vấn cách cầm máu khi bé bị đứt tay và cách sử dụng một số thảo dược quen thuộc có tác dụng cầm máu.

Câu hỏi 1:

Bác sĩ cho tôi hỏi: cách xử lý nhanh nhất khi bé bị đứt tay? Có được dùng xà phòng hay nước ấm không ạ?

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn,

Rửa tay sạch sẽ trước khi xem xét vết thương. Nếu vết thương chảy máu thì cần phải 'chặn' lại bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

Sau khi máu ngừng chảy, kiểm tra xem có dị vật hay bụi bẩn nào trong vết thương. Nếu có thì cần xối vết thương dưới nước mát. Nếu không hiệu quả thì dùng nhíp gắp ra.

Sau đó rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm, thấm khô nhẹ nhàng. Nếu bé dũng cảm thì có thể ngâm vết thương chốc lát trong nước muối loãng.

Đừng thổi vào vết thương dù có thể khiến bé dễ chịu vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

Câu hỏi 2:

Bác sĩ ơi, cháu nghe nói lá tía tô giúp cầm máu vết thương, có đúng không ạ?

Trả lời:

Chào bạn,

Đúng là lá tía tô có thể cầm máu nhanh vết thương chảy máu.

Cách làm: Dùng lá tía tô non nhai nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu, sau đó lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành bột mịn, rắc lên vết thương sẽ mau lành.

Câu hỏi 3:

Tôi nghe bạn mách dùng củ cải trắng có thể làm vết bầm tụ máu tan nhanh. Xin hỏi bác sĩ có đúng không ạ?

Trả lời:

Chào bạn,

Đúng là dùng củ cải trắng có thể làm tan bầm máu.

Cách làm: Dùng củ cải trắng rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương hoặc cắt ngang củ cải, chấm vào muối, xát nhẹ lên vết bầm tụ máu sẽ tan nhanh.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]