Điều cần biết về HIV/AIDS và chuyện yêu

Nhiễm HIV làm chậm tiến trình lành sẹo của tổn thương lở loét do đó sự lây truyền của người bệnh càng kéo dài hơn.

0

Tình dục với người bình thường thì là bản hoan ca, nhưng với những người HIV/AIDS thì sao? Ngay chính những người bị nhiễm bệnh đó cũng băn khoăn tự hỏi, liệu có được lên đỉnh, phải có những biện pháp, những ‘đòn’ gì để đối tác cùng hòa nhịp… Những câu hỏi và trả lời dưới đây sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa thắc mắc.

Các bệnh lây truyền tình dục thực sự làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV

Vì HIV rất dễ xâm nhập vào những tế bào ở những bệnh này. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia, giang mai, mụn giộp sinh dục, hạ cam đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV. Lở loét ở cơ quan sinh dục làm tăng cơ may bị nhiễm HIV lên 5-10 lần vì người bị nhiễm HIV mà có lở loét thì các tế bào trong các tổn thương đó cũng chứa rất nhiều HIV nên dễ lây truyền cho người khác do tiếp xúc. Càng nhiều tế bào bị nhiễm HIV thì càng dễ lây truyền vi-rút.  

Ảnh minh họa

Nhiễm HIV làm chậm tiến trình lành sẹo của tổn thương lở loét do đó sự lây truyền của người bệnh càng kéo dài hơn. Người không bị nhiễm HIV nhưng có vết lở loét nếu có quan hệ tình dục với người đã nhiễm HIV thì cũng rất dễ để HIV xâm nhập qua vết lở loét đó.

Các bệnh giang mai, mụn giộp sinh dục, u hạt bẹn, hạ cam đều có lở loét và ở những tổn thương này có rất nhiều loại tế bào mà HIV ưa lây nhiễm, do đó bị mắc một trong các bệnh tình dục nói trên là tăng nguy cơ bị nhiễm HIV. 

Lỡ quan hệ tình dục không bảo vệ (không dùng bao cao su) với người đã nhiễm  HIV? Có thể may mắn không bị nhiễm nhưng chớ nên thử như vậy - đó là hành vi tình dục không an toàn. Nên biết rằng nhiều người, nhất là các thanh thiếu niên, đã nghĩ rằng mình sẽ là người may mắn nhưng đã nhiễm HIV ngay lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Người nào hệ thống miễn dịch kém dễ bị lây nhiễm HIV hơn, đó là những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị tia xạ, dùng liều cao corticosteroid, hoá liệu pháp, đái tháo đường, từ 65 tuổi trở lên... 

Ngoài ra, một số điều kiện làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém đi, ví dụ như bị nhiễm khuẩn tái diễn, hay ốm đau, lối sống kém vệ sinh, kém dinh dưỡng, nhiều căng thẳng thần kinh (stress), nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá và nhiều loại bệnh tình dục khác. 

Nếu bạn tình nữ bị nhiễm HIV thì chuyện tình dục nên như thế nào? Hoặc không đưa vào âm đạo hoặc phải luôn dùng bao cao su, có thể dùng 2 bao để nhân đôi độ an toàn, nên phối hợp với thuốc bôi trơn loại tan trong nước vì loại khác làm bao cao su yếu đi, dễ rách. 

Chú ý tránh để dịch âm đạo hay máu của bạn tình dính vào người, nếu có bị dính cần rửa ngay bằng xà phòng; nếu một trong hai người có bị sây sát trên cơ thể thì tránh để tiếp xúc hoặc phải băng kín. 

Quan hệ tình dục đường hậu môn dễ bị nhiễm HIV? 

Hành vi tình dục này dù giữa nam với nam hay giữa nam với nữ cũng dễ lây nhiễm hơn vì niêm mạc trực tràng không co giãn tốt như niêm mạc âm đạo khi quan hệ tình dục, do đó dễ sây sát, tuy không nhận thấy nhưng làm cho HIV dễ xâm nhập.  Máu ở nơi sây sát có thể có HIV và đi vào cơ thể.  

Lây nhiễm trực tiếp từ các tế bào có chứa HIV cũng có thể xảy ra ở hành vi tình dục này dù không bị sây sát và không riêng HIV có thể lây truyền như vậy mà mọi loại vi sinh vật khác đều có thể đi vào đường ruột và vào máu theo đường nói trên, tuy ít nguy hiểm hơn HIV nhưng cũng buộc cơ thể phải huy động cơ chế bảo vệ để loại trừ chúng.  

Ảnh minh họa

Với bạn tình mới quen biết nên đề phòng như thế nào?

Đó là cái bẫy đối với nhiều  người, vì phần lớn tin rằng bạn tình mới là an toàn mà không có sự tìm hiểu. Cũng cần nhắc lại là nguy cơ lây nhiễm có thể từ dịch cơ thể do đó tình dục bằng đường miệng cũng là hành vi có nguy cơ. 

Phụ nữ bị nhiễm HIV như thế nào?

Qua sự tiếp xúc với máu hoặc tinh dịch của người đã nhiễm HIV. Do đó có thể xảy ra khi có quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm với người đã nhiễm HIV (nghiện hút, tiêm chích dễ bị lây nhiễm HIV). 50% phụ nữ bị nhiễm HIV là từ bạn tình.

Nhiễm HIV ở nữ có khác với nam giới không?

Nữ dễ bị nhiễm HIV hơn nam giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng những người có hoạt động tình dục không an toàn thì tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV cao hơn nam giới từ 2 - 4 lần. Nguyên nhân là vì bề mặt niêm mạc bộ phận sinh dục nữ tiếp xúc với tinh dịch nam giới có HIV rộng hơn và trong tinh dịch nam giới cũng chứa nhiều HIV hơn trong niêm mạc âm đạo của phụ nữ. 

Vì thế sự lây nhiễm từ nam sang nữ dễ xảy ra hơn. Các em gái còn dễ lây nhiễm hơn nữa vì cổ tử cung chưa trưởng thành và sự bài tiết ở âm đạo có ít cho nên giảm khả năng ngăn cản sự xâm nhập của HIV. Phụ nữ vào tuổi mãn kinh, bài tiết ở âm đạo giảm đi nên cũng dễ nhiễm.

Những hành động tình dục thô bạo gây chảy máu hay gây xước niêm mạc âm đạo càng làm tăng khả năng lây nhiễm. Phụ nữ là đối tượng bị lây nhiễm HIV do một số ông chồng đem về.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]