Điều chỉnh béo phì cho trẻ bằng chế độ ăn

SKĐS - Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ cho béo phì ở người lớn. Người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên.

15.6047

Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ cho béo phìngười lớn. Người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên. Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành vì người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não, tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim, bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống vì luôn phải chịu sức nặng quá tải của cơ thể và có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến.

Giảm cân cho trẻ béo phì thế nào cho hiệu quả?

Cơ thể trẻ em luôn phát triển và tăng trưởng. Vì vậy trong điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em không được đặt ra vấn đề giảm cân, mà mục tiêu điều trị là giảm tốc độ tăng cân hay tránh tăng cân quá mức để đảm bảo sự phát triển cân đối chiều cao và cân nặng. Không được bắt trẻ nhịn đói vì nhịn đói mỗi ngày có thể giảm 0,5kg nhưng lại gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng, làm giảm khối lượng cơ và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng học tập của trẻ.

Trẻ béo phì cần hạn chế các món ăn nhiều đường ngọt, chiên, xào.

Nguyên tắc điều trị thừa cân béo phì ở trẻ

Hạn chế ăn các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, sữa béo (nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Khi chế biến nên làm các món hấp, luộc cho trẻ, hạn chế quay, xào, rán.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt.

Ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói. Ăn nhiều vào bữa sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như: chạy, nhảy dây, đá bóng, leo cầu thang, đi bộ, bơi lội, hạn chế xem tivi, trò chơi điện tử...

Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và thời gian hoạt động của trẻ.

BS. Ngô Thị Mỹ Hà

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]