Điều trị bệnh gút thế nào cho hiệu quả?

Khi quá trình chuyển hóa a-xít uric bị rối loạn dẫn đến lượng a-xít uric trong máu tăng cao gây lắng đọng a-xít uric ở cơ, khớp gây viêm cấp tính và mạn tính.

15.6
Ở người bình thường, nồng độ a-xít uric trong máu được duy trì ở mức thấp hơn 420 µmol/l với nam và 360 µmol/l với nữ. Hầu hết a-xít uric trong máu được lọc ở cầu thận, 90% được tái hấp thu ở ống thận và 10% được đào thải qua đường tiểu. Tăng a-xít uric trong máu là do chức năng lọc của cầu thận giảm (thận yếu), hoặc do các nguyên nhân khác như béo phì, bia rượu, thuốc lá… 
 
A-xít uric trong máu tăng cao gây lắng đọng tại các mô và đặc biệt là các khớp là nguyên nhân chính gây bệnh gút. Biểu hiện thông thường nhất  của người bị Gút là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Bệnh lâu ngày sẽ gây biến dạng các khớp làm mất mỹ quan, đau ngày càng trầm trọng, khớp bị cứng và hạn chế vận động. Trong nhiều năm qua, việc điều trị bệnh Gút dựa trên các cách sau: Chữa trị bằng tân dược của Tây y và điều trị bằng Đông y, hoặc kết hợp cả hai.
 
Chữa trị bệnh gút bằng tân dược chủ yếu là dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, các thuốc ngăn cản quá trình tổng hợp a-xít uric, các thuốc tăng thải trừ a-xít uric nhưng các thuốc này chỉ có tác dụng nhanh và tức thời với các cơn Gút cấp chứ không ngăn cản được quá trình bệnh lý tiếp tục diễn ra. Theo thời gian bệnh sẽ ngày càng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, làm giảm chất lượng sống, chi phí điều trị cao ảnh hưởng đến kinh tế, gia đình và xã hội. Việc dùng những thuốc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan và thận, bệnh lý dạ dày và một số các tác dụng không mong muốn khác.
Chữa trị bệnh gút theo Đông y là chữa từ gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo cách nhìn của y học cổ truyền, bệnh Gút còn gọi là bệnh thống phong thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết, tân dịch bị rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục ở quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận.
 
Việc ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh Gút đã được nhiều thầy thuốc quan tâm, nghiên cứu hướng tới mục tiêu:

- Kiểm soát a-xít uric trong máu bằng thuốc và phương pháp không dùng thuốc (chế độ ăn,chế độ tập luyện...)
- Giảm đau đớn cho người bệnh.

- Phục hồi chức năng can thận.
AloBacsi.vn (Theo BS.DS Bùi Thị Thanh Hải - Dân trí)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]