Điều trị cho trẻ thừa cân béo phì

Trẻ thừa cân béo phì là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh. Thừa cân béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

15.6051

Thừa cân béo phì là gì?

Thừa cân là hiện tượng cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao. Béo phì là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng tới sức khỏe, Vnexpress cho biết.

Đánh giá béo phì sớm và đơn giản nhất là theo dõi biểu đồ tăng trưởng và chỉ số cân nặng theo chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng: Cân và đo chiều cao trẻ hàng tháng khi trẻ dưới 12 tháng tuổi, mỗi 2 tháng khi trẻ 12 tới 24 tháng tuổi. Trẻ tăng cân nhanh và cân nặng vượt quá đường cao nhất của biểu đồ thì có nguy cơ béo phì.

Cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi (cần các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thực hiện): Với trẻ trên 2 tuổi, tốt nhất là sử dụng chỉ số cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi để đánh giá thừa cân béo phì. Trẻ em thừa cân và béo phì khi chỉ số cân nặng theo chiều cao lớn hơn +2SD hoặc BMI theo tuổi lớn hơn 85th.

Vì sao trẻ thừa cân, béo phì?

-  Trẻ bị thừa cân, béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể nhất là năng lượng từ chất béo. Tuy nhiên ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ, báo Sức khỏe đời sống cho biết.

- Một số trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động tĩnh như xem ti vi, đọc chuyện, chơi điện tử...mà ít luyện tập thể dục thể thao.

- Một số nghiên cứu cho thấy ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc sinh quá cao... lớn lên dễ bị thừa cân béo phì.

- Các nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biết yếu tố di truyền về thừa cân béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên trong gia đình cha mẹ bị thừa cân béo phì thì con cái có nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Hậu quả trẻ thừa cân béo phì

Trẻ thừa cân béo phì dễ mắc nhiều bệnh

 

Trẻ em bị béo phì có nguy cơ các bệnh giống như người lớn nhưng nặng hơn vì thời gian bệnh kéo dài và ảnh hưởng tới nội tiết, tinh thần.

1. Ảnh hưởng tâm lý xã hội

Trẻ bị béo phì lúc nhỏ thường kéo dài cho đến hết thời gian thiếu niên, có chức năng tâm lý xã hội kém, giảm thành công trong học tập và thường không khỏe mạnh.

2. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch

Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em béo phì và rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới tăng tích lũy mỡ trong ổ bụng. Những rối loạn lipid máu, huyết áp và insulin máu ở trẻ em sẽ kéo dài đến thời kỳ thanh niên.

3. Biến chứng gan

Các biến chứng gan ở trẻ em béo phì đã được đưa ghi nhận, đặc biệt đặc tính nhiễm mỡ gan và triệu chứng tăng men gan (transaminase huyết thanh). Các bất thường men gan cũng có thể liên quan với bệnh sỏi mật, nhưng bệnh này thường hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

4. Các biến chứng về giải phẫu, xương khớp

Trẻ em bị béo phì có thể bị các biến chứng về mặt giải phẫu. Nghiêm trọng là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh), dễ bị bong gân mắt cá chân.

5. Các biến chứng khác

Nghẽn thở khi ngủ và bệnh giả u não. Nghẽn thở khi ngủ có thể gây chứng thở quá chậm và thậm chí ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong. Bệnh giả u não là một bệnh hiếm gặp liên quan đến tăng áp suất trong sọ não, đòi hỏi cần phải đi khám ngay.

Chăm sóc trẻ thừa cân béo phì

Điều cần thiết là phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực:

- Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt.

-  Và cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Đồng thời, các cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ... Hạn chế xem tivi, chơi điện tử.

- Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.

Những điều nên làm:

Nên đọc

- Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.

- Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.

- Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.

- Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

- Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.

- Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.

Không nên làm:

- Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga

- Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.

- Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.

- Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.

Thuốc tham khảo:

- Bồi dưỡng cho trẻ em, người già và thời kỳ dưỡng bệnh.
- Tăng sức đề kháng trong các bệnh cảm, cúm.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]