Điều trị đa nang buồng trứng như thế nào?

Em năm nay 19 tuổi, do kinh nguyệt không đều nên em đã đến bệnh viện Phụ sản trung ương khám và chụp. Bác sĩ cho em biết em bị đa nang buồng trứng.

15.6116

Khi em hỏi phương pháp điều trị thì bác sĩ nói không có thuốc gì cả, vì cơ thể em nó đã như thế rồi, khi nào em lấy chồng mà 6 tháng không có thai thì đến khám lại.

Sau đó em về nhà và đếm ngày ra kinh nguyệt. Em thấy cứ đúng 1 tháng 4 ngày là em có kinh, được vài ngày là hết hẳn (trước kia em bị đến cả tuần). Hình như trong dịch hay kinh nguyệt có chất gì đó như axit thì phải vì nó làm mục quần. Bác sĩ có thể cho em lời tư vấn về 2 vấn đề trên không ạ?

(Linh)

Ảnh: angyalka19.com

Chào bạn!

Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những bệnh rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ và là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn.

Ở những phụ nữ bị hội chứng này, thường có các dấu hiệu dễ nhận biết như ria mép, lông chân, tay, vùng kín rậm bất thường. Người nhiều mụn ở mặt, lưng, ngực. Người béo nhưng không khỏe, hay mệt mỏi, kém vận động...

Y học hiện đại vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây hội chứng buồng trứng đa nang. Do đó, cách điều trị hiện tại không làm hết buồng trứng đa nang mà chỉ để điều trị các vấn đề sức khỏe do hội chứng buồng trứng đa nang gây ra. Vì thế mà nếu điều trị theo Tây y, có thể dùng các kỹ thuật kích trứng, chọc hút trứng non...

Còn theo quan niệm của Đông y, khi bị đa nang buồng trứng thì không thể sinh con tự nhiên được. Nguyên nhân bởi vì, ở người bình thường muốn đậu thai và giữ thai phát triển khỏe mạnh thì niêm mạc phải đạt từ 10 mm trở lên, kích thước nang noãn từ 19 mm đến 23 mm. Trong khi những người bị buồng trứng đa nang thì niêm mạc thường quá mỏng hoặc quá dày, trứng bé, không phát triển.

Tùy theo từng thể bệnh mà có một bài thuốc điều trị tương ứng. Khi dùng thuốc Đông y sẽ khắc phục được hiện tượng buồng trứng đa nang, kích thích nang noãn, niêm mạc phát triển và có khả năng mang thai tự nhiên được.

Về vấn đề thứ hai bạn hỏi, bình thường môi trường âm đạo luôn có sự thường trú của hệ vi khuẩn lợi và hại. Hệ vi sinh này luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng trong môi trường âm đạo với độ pH lý tưởng là 3,8- 4,5 ở tuổi dậy thì và trưởng thành.

Khi pH > 4,5 thì âm đạo sẽ giảm sức đề kháng và vi khuẩn gây hại phát triển. Đó là nguyên do làm dịch âm đạo tiết nhiều hơn, đổi màu, có mùi hôi… Để biết thực hư thế nào bạn hãy đi khám phụ khoa thường xuyên. Chúc bạn khỏe.

AloBacsi.vn
Theo lương y Phó Hữu Đức - VnExpress

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]