Điều trị loét bàn chân do bệnh đái tháo đường: Tỷ lệ thành công cao

Loét bàn chân là một trong những biến chứng mạn tính nguy hiểm của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).

15.6172
Có đến 15% - 35% người bệnh ĐTĐ sẽ bị loét bàn chân, trong đó có 10% - 30% bệnh nhân bị đoạn chi. Tỷ lệ tử vong sau đoạn chi có thể lên đến 23%. Tại Hội nghị Nội tiết và đái tháo đường Toàn quốc lần thứ 6 vừa diễn ra tại Huế đã giới thiệu giải pháp mới giúp bệnh nhân ĐTĐ bảo tồn đôi chân và mạng sống của mình chỉ sau 8 tuần điều trị.
 

Biến chứng loét bàn chân ĐTĐ thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái. Các vết loét thường khởi đầu chỉ là những vết xước nhỏ hoặc phồng da nhưng do không được phát hiện và điều trị kịp thời, khiến các vết loét lâu lành, lan rộng và không chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Vết loét nhiễm trùng lan rộng kéo dài gây hoại tử phải đoạn chi.

Giáo sư Arístides García Herrera, chuyên gia bàn chân ĐTĐ và can thiệp mạch máu, đến từ Đại học Matanzas - Cuba đã báo cáo một giải pháp mới bảo tồn chân, giảm đoạn chi cho bệnh nhân ĐTĐ. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng quốc tế cho thấy tỷ lệ thành công của giải pháp này là 98% trong 8 tuần điều trị. Phương pháp mới này chính là yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người được dùng tiêm ngoại biên và bên trong vết loét, được nghiên cứu từ giữa năm 1994 tại Trung tâm Công nghệ Di truyền & Công nghệ sinh học tại Cuba.

 Chăm sóc bàn chân bị loét do biến chứng của bệnh ĐTĐ. Ảnh: TL

Yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người được tiêm vào các bờ và đáy của vết loét bàn chân do ĐTĐ. Nguyên tắc hoạt động của yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người là kích thích sự tăng sinh của các nguyên bào sợi, tế bào sừng và tế bào nội mô mạch máu, do đó tăng sinh mô hạt có ích và tăng tái tưới máu tại chỗ. Quá trình điều trị loét bàn chân ĐTĐ sẽ trở nên đơn giản hơn, giảm thời gian nằm viện và giảm số lần tái phát. Giải pháp này cần phối hợp với các phương pháp chăm sóc thường quy cho loét bàn chân ĐTĐ.

Với yếu tố phát triển biểu bì tái tổ hợp người, các bác sĩ có thể không cần can thiệp phẫu thuật hay dùng những biện pháp can thiệp khác để cải thiện hiệu quả điều trị mà vẫn cho tỉ lệ thành công cao. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á áp dụng phương pháp này vào điều trị tại BV Chợ Rẫy TP.HCM và BV Nội tiết Trung ương.        
 
>>

AloBacsi.vn(Theo Sức khỏe & Đời sống)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]