Dinh dưỡng cho bà bầu những tháng cuối thai kỳ

Chế độ ăn uống trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ cũng vô cùng quan trọng. Một số thực phẩm đã được chứng minh có khả năng làm cổ tử cung mềm hơn và giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn.

0

Nguyên tắc ăn uống trong 3 tháng cuối thai kỳ

Thức ăn dễ tiêu hóa

Theo Khám phá, trong 3 tháng cuối thai kỳ khi thai nhi đã lớn chèn ép các cơ quan khác trong cơ thể khiến sự tiết dịch ở hệ tiêu hóa giảm, nhu động ruột cũng suy yếu khiến thực phẩm trong dạ dày khó bị tiêu hóa hơn.

Vì vậy mẹ không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu hóa, ăn nhiều trong một lần mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn thường xuyên hơn. Mẹ cũng cần bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ để tốt cho hệ tiêu hóa.

Đa dạng bữa ăn

Việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ khi mang thai là rất cần thiết vì vậy tốt hơn hết là mẹ nên có những bữa ăn đa dạng. Mẹ không nên chỉ ăn một thứ hoặc ăn suốt những món yêu thích. Việc ăn uống như thế này cũng tốt hơn cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ tránh bị táo bón, trĩ và giúp thuận lợi hơn cho quá trình sinh nở.

Bổ sung vitamin C

Thiếu vitamin C ở phụ nữ mang thai có thể khiến mẹ bị vỡ ối sớm, nguy cơ sinh non tăng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C giúp tăng cường sự hấp thụ chất đặc biệt là sắt và canxi, giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non. Vì vậy trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin C để thai kỳ được hoàn hảo.

Bổ sung món ăn giúp dễ đẻ

Những món ăn được cho là giúp dễ đẻ trong dân gian là: rau lang luộc, rau dền luộc, chè mè đen, nước lá tía tô… Tuy nhiên những cách này chưa được khoa học chứng minh tính xác thực. Mẹ có thể thực hiện theo vì chúng cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Cần uống đủ nước để thai nhi phát triển tốt

Cũng theo Pháp luật xã hội, tới tuần 27, thai nhi mở to mắt, phân biệt ánh sáng với bóng tối cho dù sau khi sinh, bé chỉ nhìn được những vật cách 15cm. Một số điều thú vị khi bé ở giai đoạn cuối thai kỳ:

- 2,46kg là trọng lượng trung bình ở tuần thứ 35. Đừng ngạc nhiên vì mẹ thấy đau lưng.

- Bào thai được bao phủ một lớp chất nhầy, giúp bé trơn và tuột ra ngoài dễ dàng khi sinh thường.

- Chụp não cho thấy, bé có giai đoạn ngủ lơ mơ (REM) từ tháng thứ 8.

- Từ tuần 35, thính giác hoàn thiện. Do đó, hãy trò chuyện thường xuyên hơn với bé.

- Trong những tuần cuối cùng, hệ tiêu hóa của bé chứa đầy meconium (chất màu xanh đen, do các tế bào chết, lông tơ và chất bài tiết trong ruột, gan của bé). Đây cũng là kiểu phân đầu tiên sau khi bé chào đời.

- Hệ xương vững chắc, trong khi xương sọ khá mềm và linh hoạt, giúp bé ra ngoài qua đường sinh thường.

- Bé có 99% là cơ hội sống sót nếu chào đời ở tuần 35.

- Ở tuần 36, phần lớn bé lọt đầu xuống xương chậu mẹ.

- Bào thai hoàn thiện ở tuần 37, hệ tim và hô hấp trưởng thành đủ để bé thích ứng với thế giới bên ngoài.

- Ở tuần 40, nhau thai có chiều rộng như một chiếc đĩa lớn, dày 2-3cm và nặng 650g.

- Cuối thai kỳ, tử cung của mẹ rộng hơn 500-1000 lần kích thước trung bình.

- Chỉ 5% bé chào đời đúng ngày sinh dự kiến.

Tiến Khê

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]