Dinh dưỡng cho bé trong thời kỳ cai sữa

(Làm Mẹ) - Khi cai sữa, chế độ ăn và thói quen của trẻ bị thay đổi bởi nguồn dinh dưỡng mới thay thế sữa mẹ. Vì vậy, để giúp trẻ không bị thiếu chất và tránh mắc bệnh trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề dinh dưỡng sau.

15.5898

Khi bạn cảm thấy đầu của bé đã cứng cáp (người lớn không cần dùng tay đỡ sau gáy), đó chính là lúc bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé. Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác như bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp, bé thấy khó chịu sau khi bú sữa mẹ, tò mò khi thấy người khác đang ăn gì đó hoặc bé thường xuyên bị tỉnh giấc vì đói… cũng cho thấy bé yêu của bạn đã sẵn sàng bước vào thời điểm cai sữa.

Dinh dưỡng cho bé trong thời kỳ cai sữa

Tập cho trẻ dùng thức ăn ngoài

Cho trẻ ăn các loại sữa thay thế, thức ăn dặm từ khi trẻ được 6 tháng tuổi là phương pháp hữu hiệu để trẻ có thể quen với mùi vị thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các mẹ nên cho con làm quen với các loại sữa công thức trước để bé có thể dần dần thích ứng rồi mới thử các loại thức ăn đặc như cháo, bột…

Việc cho trẻ dùng thức ăn ngoài như vậy còn giúp trẻ thích nghi với việc bú bình hay ăn bằng thìa. Khi trẻ đã chấp nhận ăn thức ăn ngoài thì việc cai sữa sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Giai đoạn đầu khi cai sữa chắc chắn trẻ sẽ có cảm giác thèm sữa mẹ nên bạn chú ý giảm dần thời gian cho trẻ bú, số lần bú trong ngày để trẻ tránh được cảm giác bị hẫng và khó chịu. Ngược lại, lượng thức ăn ngoài sẽ được từ từ tăng dần để cho trẻ làm quen.

Dùng thức ăn ngoài giúp trẻ quen với mùi vị thức ăn khác ngoài sữa mẹ

Thức ăn và rau củ cho món cháo của bé khi bắt đầu cai sữa

Thức ăn cho bé phải được xắt nhuyễn và nấu chín nhừ. Khi nấu, nên tránh nêm các gia vị như: ớt, tiêu, bột ngọt, muối…quá nhiều vì những loại gia vị này sẽ khiến bé khó ăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều những loại dầu, mỡ động vật để chế biến món ăn cho bé.

Rau, củ

Các loại rau củ được dùng làm thực phẩm cai sữa cho trẻ nên có hương vị ngọt tự nhiên và mịn khi được xay nhuyễn. Ví dụ như cà rốt rất giàu beta-caroten là thực phẩm tuyệt vời giúp mẹ cai sữa cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khoai tây, bí đỏ, củ cải cho bé cai sữa… Bí bí đỏ dễ tiêu hóa và hiếm khi gây dị ứng. Trong khi đó, củ cải cung cấp một lượng lớn tinh bột, chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C và E.

Khoai lang và khoai tây đều là nguồn cung cấp kali, vitamin C và chất xơ . Chúng có thể được chế biến cùng với nhiều loại rau củ cho bé dễ ăn hơn.

Bông cải xanh là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và cũng có chứa beta-caroten, acid folic, sắt, kali và thành phần chống ung thư. Cách chế biến bông cải xanh tốt nhất là hấp cách thủy hoặc dùng lò vi sóng, vì bông cải khi được luộc trong nước sẽ mất đi khoảng một nửa hàm lượng Vitamin C có trong nó. Nếu em bé không kén ăn, bạn có thể trộn bông cải với một loại rau có vị ngọt như khoai lang hoặc bí đỏ.

Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý, không nên chỉ có bé ăn một loại rau, củ, quả trong một thời gian dài vì sẽ gây cảm giác chán ăn cho bé. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nhiều loại rau, củ khác nhau để làm cho món ăn thêm đa dạng về màu sắc, đây là yếu tố rất quan trọng giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Những loại rau xanh và củ thích hợp với trẻ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên sử dụng nhiều như khoai lang, cà rốt, súp lơ, bí, rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi) …

Trứng, thịt, cá

Trứng giàu protein nên cần cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ vì như vậy, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng.

Thịt nạc cũng là loại thực phẩm giúp bổ sung chất đạm cho bé. Ngoài ra, trong cá có chứa một loại omega-3 rất có lợi cho sức khỏe con người và tốt cho sự phát triển của trí não trong những năm đầu đời. Nhưng bạn cần lưu ý khi cho bé ăn cá, cần thận trọng để tránh bé hóc xương. Bạn chỉ nên cho bé ăn những loại cá không có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, tránh những loại cá như cá kiếm, cá mập hay cá maclin. Trước khi chế biến cá cần rửa sạch, nấu kỹ để giảm nguy cơ trẻ bị ngộ độc.

Muối

Khi bắt đầu cai sữa, khống chế việc thu nạp hàm lượng muối trong chế độ ăn uống của trẻ là điều rất quan trọng. Mỗi ngày bạn chỉ nên giới hạn cho bé hấp thị nhiều nhất là 1g muối, bởi dư thừa lượng muối trong cơ thể ngay từ khi còn nhỏ sẽ gây nên các bệnh thận nguy hiểm về sau. Những loại thực phẩm nhiều muối, bạn cần hạn chế đối với trẻ là thịt lợn muối, xúc xích, bơ.

Các loại quả

Táo là rất dễ tiêu hóa và có kết cấu nhỏ mịn khi nghiền, rất thích hợp cho bé cai sữa. Chế độ ăn uống Brat (bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) được các bác sỹ khuyên dùng trong việc phòng và chữa các bệnh tiêu chảy. Vì các thành phần trong táo như pectin, chất xơ hòa tan giúp chống lại tiêu chảy hiệu quả.

Đu đủ giàu dinh dưỡng và dễ ăn, chế biến đơn giản, vì vậy nó là thực phẩm lý tưởng trong thời gian bé cai sữa. Đu đủ rất giàu vitamin C và beta-caroten, chất xơ hòa tan. Đu đủ cũng chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa dễ hơn.

Chuối có chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, có tới 11 khoáng chất và 6 vitamin cần thiết cho sự phát triển trí thông minh và thể chất của trẻ. Đặc biệt, chuối chứa nhiều tyrosin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Mơ là nguồn beta-carotene và chất xơ, sắt và kali dồi dào cho bữa ăn của bé. Nhờ làm lượng chất xơ hòa tan đó mà mơ được coi là bài thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

Quả việt quất rất giàu vitamin C và cũng chứa beta-carotene. Các sắc tố Anthocyanin trong màu xanh da của quả việt quất giúp bảo vệ chúng ta chống lại bệnh ung thư. Quả việt quất có khả năng chống oxy hóa cao nhất của tất cả các loại trái cây. Chúng được biết đến như loại quả tốt cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Lưu ý

- Bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với vú mẹ. Điều này không có nghĩa là cách ly với trẻ sẽ hiệu quả vì thay đổi lớn như vậy rất dễ làm ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

- Kích thích sự ham thích của trẻ đối với các món ăn bằng cách để bé tham gia vào bữa ăn của cả gia đình. Không nên ép bé ăn sẽ trở thành áp lực, nỗi sợ cho bé. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ và tạo không khí vui vẻ khi cho bé ăn.

- Khi cho trẻ ăn cá, bạn cần thận trọng để tránh hóc xương và chỉ nên cho bé ăn những loại cá không có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, tránh những loại cá như cá kiếm, cá mập hay cá maclin. Khi nấu cá cần rửa sạch, nấu kỹ để giảm nguy cơ bị ngộ độc.

- Đối với bé mới cai sữa, bạn cần hạn chế cho bé ăn thêm đường, bởi đường có thể là tác nhân gây sâu răng và tăng cân ngoài ý muốn đối với bé. Để thay thế việc cho bé thu nạp đường, bạn nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả có đường như chuối hay đu đủ nghiền nhuyễn.

- Nếu bạn cho trẻ uống nước quả, hãy chọn loại nước quả nguyên chất thay vì nước quả pha thêm đường hay các loại nước quả cocktail. Về lượng calorie thì chúng tương đương nhau, nhưng lượng vitamin và khoáng chất ở nước hoa quả nguyên chất chắc chắn cao hơn các loại nước còn lại.

- Một số bậc cha mẹ thường có thói quen cho bé ăn mật ong thay vì ăn đường. Tuy nhiên, bạn  nên hạn chế bởi mật ong cũng chính là một dạng của đường. Nếu cho trẻ ăn mật ong quá sớm sẽ tạo nên những loại vi khuẩn gây hại cho hệ thống tiêu hóa còn non yếu. Chính vì thế, bạn chỉ nên cho bé ăn mật ong kể từ 1 tuổi trở lên với số lượng có hạn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]