Dinh dưỡng cho trẻ thời kì cai sữa

Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,

15.6037

Sức khỏe và Đời sống cho biết, khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú, thời gian cho con bú để tránh cho trẻ cảm giác bị hẫng hụt và khó chịu do thèm sữa mẹ.

Thông thường, trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng tuổi trẻ không cần ăn thêm gì vì trong sữa mẹ đã có đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển, bên cạnh đó sữa mẹ còn chứa những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào có thể thay thế được.

Khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi, có thể tiến hành cho trẻ ăn dặm bằng bột, cháo (phải có thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, rau quả tươi để đủ dinh dưỡng).

Khi trẻ được 12 tháng tuổi, công năng tiêu hóa của dạ dày và ruột của trẻ dần dần hoàn thiện, có thể cai sữa được nhưng để tận dụng nguồn sữa mẹ tốt nhất nên đến 18 - 24 tháng tuổi hãy cai sữa cho trẻ.

Việc cai sữa nên tiến hành từ từ, không cai sữa cho trẻ đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ quấy khóc biếng ăn. Tăng dần số bữa ăn của trẻ thay cho số cữ bú mẹ giảm đi. Có thể thay sữa mẹ bằng một bình sữa bò, bột vị ngọt, bột vị mặn, cháo thịt cho đến lúc dứt hẳn.

Thời kì cai sữa nên cho con ăn gì?

Theo Phunutoday/ Người đưa tin, dinh dưỡng cho bé thời kì cai sữa như sau:

+ Tập cho trẻ dùng thức ăn ngoài

Cho trẻ ăn các loại sữa thay thế, thức ăn dặm từ khi trẻ được 6 tháng tuổi là phương pháp hữu hiệu để trẻ có thể quen với mùi vị thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các mẹ nên cho con làm quen với các loại sữa công thức trước để bé có thể dần dần thích ứng rồi mới thử các loại thức ăn đặc như cháo, bột…

Việc cho trẻ dùng thức ăn ngoài như vậy còn giúp trẻ thích nghi với việc bú bình hay ăn bằng thìa. Khi trẻ đã chấp nhận ăn thức ăn ngoài thì việc cai sữa sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Giai đoạn đầu khi cai sữa chắc chắn trẻ sẽ có cảm giác thèm sữa mẹ nên bạn chú ý giảm dần thời gian cho trẻ bú, số lần bú trong ngày để trẻ tránh được cảm giác bị hẫng và khó chịu. Ngược lại, lượng thức ăn ngoài sẽ được từ từ tăng dần để cho trẻ làm quen.

+Thức ăn và rau củ cho món cháo của bé khi bắt đầu cai sữa

Thức ăn cho bé phải được xắt nhuyễn và nấu chín nhừ. Khi nấu, nên tránh nêm các gia vị như: ớt, tiêu, bột ngọt, muối…quá nhiều vì những loại gia vị này sẽ khiến bé khó ăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều những loại dầu, mỡ động vật để chế biến món ăn cho bé.

Các loại rau củ được dùng làm thực phẩm cai sữa cho trẻ nên có hương vị ngọt tự nhiên và mịn khi được xay nhuyễn.

Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý, không nên chỉ có bé ăn một loại rau, củ, quả trong một thời gian dài vì sẽ gây cảm giác chán ăn cho bé. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nhiều loại rau, củ khác nhau để làm cho món ăn thêm đa dạng về màu sắc, đây là yếu tố rất quan trọng giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Những loại rau xanh và củ thích hợp với trẻ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên sử dụng nhiều như khoai lang, cà rốt, súp lơ, bí, rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi) …

+ Trứng, thịt, cá

Trứng giàu protein nên cần cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ vì như vậy, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng.

Thịt nạc cũng là loại thực phẩm giúp bổ sung chất đạm cho bé. Ngoài ra, trong cá có chứa một loại omega-3 rất có lợi cho sức khỏe con người và tốt cho sự phát triển của trí não trong những năm đầu đời. Nhưng bạn cần lưu ý khi cho bé ăn cá, cần thận trọng để tránh bé hóc xương.

Bạn chỉ nên cho bé ăn những loại cá không có chứa thủy ngân như cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, tránh những loại cá như cá kiếm, cá mập hay cá maclin. Trước khi chế biến cá cần rửa sạch, nấu kỹ để giảm nguy cơ trẻ bị ngộ độc.

+ Các loại hoa quả

Táo là rất dễ tiêu hóa và có kết cấu nhỏ mịn khi nghiền, rất thích hợp cho bé cai sữa. Chế độ ăn uống Brat (bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) được các bác sỹ khuyên dùng trong việc phòng và chữa các bệnh tiêu chảy. Vì các thành phần trong táo như pectin, chất xơ hòa tan giúp chống lại tiêu chảy hiệu quả.

Đu đủ giàu dinh dưỡng và dễ ăn, chế biến đơn giản, vì vậy nó là thực phẩm lý tưởng trong thời gian bé cai sữa. Đu đủ rất giàu vitamin C và beta-caroten, chất xơ hòa tan. Đu đủ cũng chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa dễ hơn.

Chuối có chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, có tới 11 khoáng chất và 6 vitamin cần thiết cho sự phát triển trí thông minh và thể chất của trẻ. Đặc biệt, chuối chứa nhiều tyrosin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]