Dinh dưỡng | Điều cần biết

Mỗi món ăn cổ truyền lại mang ý nghĩa riêng, thể hiện mong ước một năm mới an lành, hạnh phúc của mọi gia đình Việt.

15.6056

Tết Nguyên Đán là cơ hội tốt để mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Bên cạnh những lời chúc, hoạt động vui chơi, ăn uống không bao giờ bị bỏ quên.

Những mâm cơm cổ truyền không thể thiếu một số món ăn, chúng tượng trưng cho những ước muốn hạnh phúc, thành đạt, may mắn… cho năm mới.

Bánh chưng - dưa hành

'Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh'

Từ xa xưa, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Bánh nhắc nhở ta về sự tích 'Bánh chưng, bánh giày', về một thời dựng nước, giữ nước đầy vất vả của tổ tiên.

Đây được xem là thức bánh có lịch sử lâu đời trong truyền thống Việt Nam, thậm chí cơ thể xem như linh hồn của ngày Tết. Miền Nam, người dân thường dùng bánh tét, loại bánh có nét tương đồng như bánh chưng.

Bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết

Bánh chưng thường ăn kèm với dưa hành, vị chua cay của hành giúp bánh bớt ngán và còn dễ tiêu hoá.

Thịt gà luộc

Thịt gà thường không thể thiếu trong các mâm cỗ, ngày Tết lại càng không thể không có. Mâm cơm cúng có gà luộc thể hiện mong muốn năm mới phúc đức đủ đầy.

Nhiều người tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang. Vì thế, không biết từ khi nào, món gà luộc được chọn làm món ăn khởi đầu cho năm mới nhiều may mắn.

Thịt đông

Thịt đông là món ăn thường xuất hiện trong những gia đình vùng Bắc Bộ. Sự hoà quyện của mọi nguyên liệu thể hiện sự hoà hợp của mọi thành viên. Món ăn cũng thể hiện sự gắn kết, yêu thương, mong muốn hạnh phúc, tình duyên. Màu sắc trong trẻo của món ăn cũng thể hiện mong muốn năm mới may mắn, thuận lợi.

Mỗi dịp Tết đến, thịt đông là món ăn thường xuất hiện trong những gia đình vùng Bắc Bộ

Thịt kho tàu

Do thời tiết ấm áp hơn nên các gia đình Nam Bộ thường trọn món thịt kho tàu thay vì thịt đông. Đây cũng là món ăn có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam.

Với thịt, trứng, vị đậm đà, màu sắc bắt mát, món ăn như ước muốn về sự ấm cúng, sum vầy. Sự hoà hợp các nguyên liệu thể hiện sự yên vui, hoà thuận.

Giò chả

Trong dịp Tết, nhiều loại giò được mọi người mua về hoặc tự làm như giò lụa, giò bò và giò xào. Một đĩa giò đặt trên mâm cúng tổ tiên tượng trưng cho phúc lộc đến nhà. Vì thế, hầu như ai cũng gắng mua lấy một khoanh giò. Giò thường được ăn kèm dưa hành, chấm nước mắm để tăng hương vị cho món ăn.

Giò chả là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết

Mâm ngũ quả

Tuỳ từng vùng miền, người ta chọn lựa 5 loại quả khác nhau để xếp thành một đĩa quả nhiều màu sắc, vô cùng bắt mắt. Mỗi loại quả lại mang ý nghĩa khác nhau, thể hiện những ước muốn của mỗi gia đình trong năm sắp tới.

Canh măng

Những ngày thường, canh luôn là món ăn xuất hiện trong mâm cơm Việt. Trong ngày Tết, người miền Bắc thường chọn món canh măng nấu xương. Xương lợn thường chọn phần móng giò. Món ăn thể hiện sự ấm áp sum vầy, chất chứa linh hồn Việt.

Ảnh minh họa: Internet

Thanh Nguyên

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]