Dinh dưỡng khôn ngoan phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu biết cân đối chế độ ăn, chọn được thực phẩm phù hợp, đủ dưỡng chất cần thiết, tập những thói quen tốt… sẽ phòng tránh được suy dinh dưỡng bào thai - hiện tượng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trí tuệ của trẻ.

15.6051

Ngoài thực phẩm hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung canxi qua đường uống.

Dưới đây là tư vấn bổ sung dưỡng chất hợp lý cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, của PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh – chuyên gia Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bổ sung Vitamin, chất khoáng

Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, nhu cầu vitamin và khoáng chất trong thai kỳ tăng cao, đặc biệt trong những tháng cuối, bữa ăn bình thường không cung cấp đủ (sắt, kẽm, acid, folic, canxi, vitamin D, iốt…), do vậy mẹ bầu cần phải bổ sung thêm các vitamin và chất khoáng này, cụ thể:

Bổ sung sắt, kẽm, acid folic: mẹ bầu có thể uống thêm viên sắt và folic một viên/ngày từ khi phát hiện có thai, hoặc uống viên đa vi chất mỗi ngày/1 viên.

Bổ sung canxi: do bữa ăn hàng ngày chỉ cung cấp được 50% nhu cầu, nửa còn lại (khoảng 500-600mg/ngày) phải được bổ sung thêm qua đường uống, để đạt nhu cầu 1000 mg/ngày trong 3 tháng giữa và 1500mg/ngày trong 3 tháng cuối và khi cho con bú.

Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung vitamin D để tăng hiệu quả cho mẹ và bé; phòng chống bệnh còi xương, mềm xương của trẻ, bệnh đau nhức xương, chuột rút của mẹ.

Thực phẩm giàu canxi

Cá cung cấp protein chất lượng cao, các acid béo giúp trẻ phát triển và hoàn thiện hệ thống thần kinh, bảo vệ hệ thống tim mạch của mẹ và con. Các loại cá biển như cá hồi, cá mòi,..có nhiều axit amin cần thiết. Cần ăn tối thiểu 2 bữa cá/ 1 tuần.

Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, hàm lượng khá và tỷ lệ hấp thu cao. Hàng ngày, thai phụ nên bổ sung qua các thức ăn hải sản (tôm, cua, ngao, sò), trứng, sữa và chế phẩm sữa (sữa chua, sữa tươi, fomat, …).

Rau quả, chất xơ


Rau quả giúp cung cấp chất xơ cho mẹ bầu.

Rau quả cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Bởi vậy, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên ăn đa dạng nhiều loại rau quả với nhiều màu sắc khác nhau, màu đỏ, màu tím, màu vàng,…3- 5 lần/ ngày để có đủ lượng cần thiết.

Một vài thói quen mẹ bầu cần lưu ý

Thức ăn, đồ uống nên loại bỏ: như rượu, bia, đồ uống có cồn khác. Hạn chế trà, cà phê để tránh bị kích thích, ảnh hưởng tới thai nhi. Hạn chế các món rán, quay, nướng, hun khói, những thực phẩm ôi thiu, hoặc nghi ngờ có chất bảo quản độc hại. Không hút thuốc lá, tránh hít phải hơi thuốc một cách thụ động, có hại cho thai nhi…


Bữa ăn sáng cung cấp 30% năng lượng cho mẹ bầu.

Chọn bữa ăn phụ, ăn vặt phù hợp: Nghén, thèm ăn vặt là hiện tượng phổ biến, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Những tháng sau đó, nhất là 3 tháng cuối khi không ăn được nhiều trong một bữa (do thai nhi đã lớn và chèn ép vào dạ dày), ăn vặt như ăn hoa quả tươi, bột ngũ cốc, khoai sắn, bún phở cũng là biện pháp cung cấp thêm năng lượng, đảm bảo nhu cầu của cả 2 mẹ con.

Tăng cân hợp lý khi mang thai thai: là một chỉ số đơn giản, quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của mẹ. Mức tăng lý tưởng như sau: 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg và tháng cuối tăng 5-6 kg.

Không được bỏ bữa sáng: vì bữa sáng chiếm tới 30% năng lượng trong ngày. Bữa sáng cần có đủ protein, carbohydrate, chất béo, sữa và trái cây.

Xem Thêm: Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai - Bạn có khỏe không? (PS ngày 1/11/2013)
XEM VIDEO CLIP: S8bbi_1Zph8


Khám kiểm tra sức khỏe định kỳ: là việc mẹ bầu không thể bỏ qua khi mang thai. Thông qua các đợt kiểm tra giúp theo dõi, đánh giá và phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường của mẹ và thai nhi.

»
»

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]