Đồ ăn Việt Nam dễ làm trong các bữa ăn đơn giản

15.5963

  Cá kho, rau muống xào tỏi, dưa muối, chả, giò,… có lẽ đã trở thành món ăn quen thuộc gắn với tuổi thơ của rất nhiều người, và cũng là những món đồ ăn Việt Nam truyền thống vô cùng thân thuộc. Hãy cùng điểm qua những đồ ăn Việt Nam mà ta vẫn thường bắt gặp trong những bữa cơm gia đình ấm cúng của người Việt nhé.

  1. Cá kho:  

Là món ăn làm từ cá chế biến bằng cách kho với kẹo đắng, vị chua, vị ngọt và nước mắm.

  1. Cá khô:

Cá tươi đem bỏ ruột, để nguyên con, xẻ đôi, rồi đem phơi khô ngoài nắng. Trước khi phơi có khi cá được xát muối để giúp việc bảo quản. Cá thu và cá thiều khô được nhiều người ưa chuộng.

  1. Chả: 

Miếng thịt lợn, thịt bò, cá, tôm, mực…, kích thước thích hợp, nguyên miếng (chả miếng) hay là được băm viên (chả viên), giã hay xay nhuyễn rồi rán hoặc nướng.

  1. Dồi:  

Lòng già được nhồi đầy hỗn hợp gồm tiết và các loại rau, gia vị, tỏi, lạc và đậu xanh. Sau khi nhồi đầy chặt thì được hấp cách thủy cho chín hoặc nướng.

  1. Dưa muối:  

Sử dụng rất đa dạng các loại rau, củ, quả phối trộn với muối theo một tỉ lệ nhất định theo kinh nghiệm của người ẩm thực không quá mặn cũng không quá nhạt.

  1. Giò: 

Giò là thịt (gia súc, gia cầm) giã nhuyễn, được gói chặt và luộc chín trong nước, thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam với nhiều biến thể như: giò bò, giò lợn, giò ngan,…

  1. Lòng non:

Hay còn gọi là tràng là hình thức lòng lợn non thái khoảng 2 đốt ngón tay luộc chín hoặc xào.

  1. Rau muống xào tỏi         :

Rau muống luộc qua hoặc không xào trên lửa to với dầu (mỡ) và tỏi đập dập. Rau muống xào đạt chuẩn là phải chín tới, xanh và giòn.

  1. Riêu:

Hay còn gọi là canh chua là hình thức các loại rau củ quả nấu với các loại thịt hay thủy sản khác nhau, trong đó dùng một gia vị chua (thường là mẻ) để tạo vị chua thơm ngon cho nước canh.

10. Ruốc:

Chế biến từ thịt lợn nạc, thịt gà bỏ xương và da, cá rút xương, bỏ da hoặc tôm to rang chín rồi dùng chày giã dập, cho vào chảo tiếp tục rang, sấy thật nhỏ lửa.

11. Thịt kho:  

Thịt lợn (luôn phải có mỡ, nếu không phải thêm mỡ hoặc dầu ăn) vào nồi đun cho tới chín, cho thêm nước mắm để có vị mặn nhạt theo sở thích.

Những món đồ ăn Việt Nam truyền thống trên đây có thể đã không còn phổ biến nữa nhưng đó vẫn là những món ăn làm nên nét đặc trưng riêng cho  ẩm thực Việt.

Có thể bạn quan tâm

Comments

comments

 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]