Độc đáo Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái

Khi hoa ban, hoa mạ nở trắng rừng cũng là lúc báo hiệu lễ hội Xòe Chá của người Thái trắng ở bản Áng, Mộc Châu, Sơn La bắt đầu, hòa chung với không khí lễ hội mùa xuân trên khắp cả nước.

15.614

Lễ hội Xòe Chá của người Thái trắng là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, có ý thức gắn kết sát cánh bên nhau vào mùa vụ mới, là ngày lễ tạ ơn trời đất, tạ ơn sinh thành giáo dưỡng và cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, sức sống mãnh liệt và tình yêu đôi lứa.

Rừng thông bản Áng xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cứ mỗi dịp hoa ban, hoa mạ nở trắng rừng, bà con dân tộc Thái trắng ở đây lại tổ chức lễ hội Hết Chá hay còn gọi là Xòe Chá. Lễ hội "Hết Chá" là lễ hội đoàn kết cộng đồng làng bản trước mùa xuân sang, mùa của vạn vật cỏ cây đâm chồi nảy lộc, mùa của sức sống mãnh liệt tình yêu đôi lứa. Là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, đây cũng là ngày lễ tạ ơn đất trời, tạ ơn sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành, yên vui. Lễ hội cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Theo truyền thống, các nghi lễ "Hết Chá" do các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện luân phiên đứng ra tổ chức với sự tham gia của cộng đồng làng bản.

Ông Vì Văn Phụ - Thầy mo, bản Áng, xã Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La cho biết, trước đây, dân nghèo không có tiền mua thuốc chữa phải nhờ đến ông thầy cúng, ông thầy dùng mẹo, cũng nhờ thần linh ông chữa được cho nhiều người, được nhiều người hàm ơn. Con cháu họ lại xin được nhận làm con nuôi. Hàng năm, con cháu đến tạ ơn ông thầy mo, ấn định vào 29, 30 tết, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên ông ấn định vào tháng 3 để tổ chức lễ hội này.

Khi cây nêu - tâm điểm của lễ hội, vừa được dựng lên, mang đầy đủ các ý nghĩa với nhiều loài động, thực vật tượng trưng như: chim muông, cỏ cây, hoa lá, trống chiêng, thuyền bè... muôn màu sắc thể hiện ước vọng của mọi người, ông Trưởng bản đứng lên cất lời mời gọi thần linh xuống trần ăn Tết, ăn măng giữa mùa hoa ban nở và cùng đánh trống đánh chiêng, múa xoè cho vui bản. Lời hát vừa dứt, trống chiêng nổi lên vang động núi rừng, gái trai xúng xính áo quần, khăn váy, cùng xòe vòng, xòe hoa.

‘ Cây nêu - Nơi trú ngụ của thần linh và tổ tiên

Cụ Hà Thị Phái 85 tuổi - Bản Búa, xã Đồng Sang, Mộc Châu, Sơn La cho biết: “Cụ tham dự lễ hội đã được 5 năm rồi. Lễ hội này từ xưa theo phong tục tập quán phong kiến nên rất rườm rà, giờ con cháu cải biên đi nhiều. Lễ hội rất phong phú. Bà mong muốn rằng xã bản tổ chức ngày một vui hơn để bà con được tham dự nhiều hơn”.

‘ Mâm cơm đãi khách của người Thái

Lễ hội "Hết Chá" là ngày hội đoàn kết gắn bó cộng đồng dân tộc, nghĩa tình làng xóm, mang tính nghệ thuật nhân văn sâu sắc, khơi dậy cuộc sống bình dị đời thường gắn liền với thiên nhiên.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]