Độc đáo tết đắp nọi của người Tày

(VietQ.vn) - Tết của dân tộc Tày bắt đầu vào 30 và kết thúc vào khoảng sáng mùng 3. Mùng 7, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức. Đến hết tháng Giêng, sang đầu tháng Hai, họ sẽ ăn thêm một cái Tết nữa gọi là Tết đắp nọi (ăn Tết lại).

15.5855

Vào ngày 30 tháng Giêng hàng năm, đồng bào Tày ở Bắc Kạn tổ chức Tết “Đắp nọi” - tục 'ăn Tết lại'. Theo phong tục truyền thống xưa, người Tày thường đi chơi hết tháng Giêng, từ nhà này đến nhà khác, bản này đến bản khác. Sau đó quay lại nhà mình “ăn tết lại” để đánh dấu kết thúc tháng ăn tết, kết thúc cuộc vui, bắt đầu vào một mùa lao động mới. Trong Tết đắp nọi, người Tày làm rất nhiều bánh, chủ yếu là bánh pẻng tảy, một loại bánh được làm từ gạo nếp, đường, đỗ lạc, gói bằng lá chuối và hấp cách thủy. Ngoài ra còn làm thêm bánh rán, bánh lá ngải, nấu rượi, gói bánh chưng,đồ xôi…

Tục 'ăn Tết lại' là nét đẹp văn hóa của người Tày Bắc Cạn

Hiện nay, hầu hết các gia đình người Tày ở Bắc Kạn đều tổ chức tết này. Nhưng trước đó, các gia đình đã bước vào sản xuất từ mùng 4, mùng 5 Tết. Riêng các lễ hội tổ chức đến mùng 10 tháng Giêng. Tết “Đắp nọi” được tổ chức là dịp gặp gỡ giao lưu của các gia đình, dòng họ đồng thời có ý nghĩa nhắc nhở mọi người cùng phấn đấu lao động, sản xuất cần cù trong vụ mùa mới, con cháu chăm học tập, lao động./.

Độc đáo tục 'ăn Tết lại' ở xứ Thanh

Sau Tết Nguyên đán tròn một tháng, người dân làng Thiều (xã Cầu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) lại tổ chức ăn Tết lại. Dân làng tổ chức còn to hơn dịp Tết cổ truyền với tục cỗ chạy độc đáo. Tục ăn Tết lại nhằm tưởng nhớ công lao của vị thành hoàng Lê Phúc Đồng có công chống giặc ngoại xâm dưới thời Lê.

Cứ vào ngày 1/2 âm lịch, người dân làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại tưng bừng ăn Tết lại

Sinh ra và lớn lên tại làng, ông được triều đình tiến cử đem quân dẹp quân xâm lược ở cửa biển Thần Phù. Qua sông Mã dưới chân núi Thiều Xá, thuyền bị mắc cạn. Ông cho quân lính nghỉ chân dưới bến của làng. Khi lên bờ đi dạo, gặp miếu nhỏ, tướng quân thắp nhang xin cho đoàn quân đánh thắng giặc Ân. Thuyền đang mắc cạn bỗng xuôi dòng tiến thẳng về phía quân giặc. Trận đánh đó đội quân của ông đã đại thắng. Trên đường trở về, tướng quân Lê Phúc Đồng ghé vào làng làm lễ tạ ơn và mở hội ăn mừng chiến công. Người dân làng Thiều Xá mở phiên chợ vào ngày 26 tháng Chạp hằng năm để kỷ niệm ngày thắng trận của ông.

Sau Tết cổ truyền 1 tháng (tức là vào 1/2 âm lịch) trước khi tướng quân Lê Phúc Đồng trở về triều đình, ông tổ chức ăn Tết lại để tạ ơn bà con dân làng. Chính vì thế, người làng Thiều Xá ăn Tết lại to hơn cả Tết Nguyên đán. Ngày Tết lại của người dân làng Thiều được tổ chức rất lớn. Khác với Tết cổ truyền là gói bánh chưng, ngày Tết lại người người làm bánh dày. Ông Trương Ngọc Toán, một cao niên trong làng, cho biết: “Hầu hết các gia đình trong làng đến vào ngày này đều làm bánh dày để cúng ông bà tổ tiên. Các món ăn khác trong ngày Tết đều có cả”.

Hải Nguyễn (Th)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]