Dồn hết cái tốt đẹp cho thơ

Lưu Quang Vũ nổi tiếng từ rất sớm, đặc biệt là với phần Hương Cây trong tập thơ Hương Cây – Bếp Lửa in chung với Bằng Việt năm 1968. Nhà phê bình Hoài Thanh hồi đó đã viết một bài giới thiệu và khen thơ Vũ từ những bài thơ đầu tiên của anh.

15.6825
(SKDS) - Lưu Quang Vũ nổi tiếng từ rất sớm, đặc biệt là với phần Hương Cây trong tập thơ Hương Cây – Bếp Lửa in chung với Bằng Việt năm 1968. Nhà phê bình Hoài Thanh hồi đó đã viết một bài giới thiệu và khen thơ Vũ từ những bài thơ đầu tiên của anh.

Kháng chiến chống Mỹ, Lưu Quang Vũ xung phong nhập ngũ khi mới chớm vào tuổi thanh niên. Anh được biên chế vào Quân chủng Phòng không – Không quân. Lúc này, tài năng thơ ca của Vũ đang trên đà phát triển. Nhưng cũng giống như nhiều thi sĩ có tài vốn phóng tâm coi nhẹ việc sinh hoạt đời thường, Vũ thường hay sơ suất trong chấp hành nội quy quân đội. Chẳng hạn, thi thoảng anh lại trốn đơn vị đi chơi với người yêu. Một lần, trở về đơn vị quá muộn so với giờ quy định, anh bị phạt, phải đi chăn bò.

Một người bạn cùng đơn vị thấy Vũ bị phạt như thế, liền bày tỏ tâm sự:

- Anh Vũ này, em đọc thơ anh chưa nhiều. Nhưng chỉ cần đọc một bài Vườn em, em đã phục tài anh lắm rồi:

Vườn em là nơi sôi động gió trời xa

Hoa tím, chim kêu, bàng thay lá

Con nhện đi về giăng tơ trắng

Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi.

- Thơ anh biểu hiện tâm hồn anh trẻ trung, trong trẻo với những cảm xúc tươi mới và một giọng điệu yêu đời đắm đuối. Em nhận xét thế có đúng không anh?

- Tớ chẳng biết. Nhưng... cậu nói như một nhà phê bình văn học chuyên nghiệp vậy!

- Thế nên em mới thắc mắc, thơ anh hay thế mà sao anh hay bị thủ trưởng đơn vị phê bình, quở phạt?

Vỗ vai anh bạn trẻ, Lưu Quang Vũ cười:

- Thì chính là cậu đã tự trả lời câu hỏi của mình rồi đấy. Có bao nhiêu cái tốt cái đẹp tớ dồn hết cho thơ rồi. Nên chỉ còn giữ lại những gì xấu xí, kém cỏi cho mình thôi, anh bạn à!

Thật là một câu trả lời vừa hóm, nghịch, vừa khiêm tốn nhận lỗi.              

Hoàng An

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]