Động tác yoga giúp giảm đau do lạc nội mạc tử cung

15.5701

Ngoài hiệu quả cải thiện hoạt động chung của cơ thể, một số động tác yoga có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp. Theo thống kê được đăng tải trên website của Tổ chức Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung thế giới: cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.

Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh thường có các triệu chứng như:  đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt; đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều làm ảnh hường đến mọi sinh hoạt…

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra với bất kì chị em nào trong độ tuổi sinh sản và thường biến mất sau độ tuổi mãn kinh. Đối với những chị em trong độ tuổi sinh sản, nếu bị bệnh này có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Và một điều không may mắn là sự căng thẳng, lo âu có thể chính là nguyên nhân làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh.

Vậy làm sao để giảm nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung hoặc giảm các triệu chứng khó chịu nếu không may bị bệnh? Câu trả lời cho bạn là hãy tập các động tác yoga.

Ngoài hiệu quả cải thiện hoạt động chung của cơ thể, một số động tác yoga có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh này. Với việc kiểm soát hơi thở, tập yoga sẽ giúp chị em đẩy lùi lo lắng, lấy lại tâm trạng tích cực, giảm đau bụng và nhờ đó hỗ trợ cân bằng nội tiết tố và cải thiện khả năng sinh sản.

Dưới đây là một vài động tác yoga giúp làm giảm đau do nội mạc tử cung:

1. Tư thế con bướm (Butterfly Pose)

Tư thế này giúp làm căng vùng hông và vùng chậu, làm dịu cơn đau bụng kinh và tăng cường khả năng sinh sản.

– Ngồi dang 2 chân và tập trung vào hơi thở.
– Khi thở ra, uốn cong đầu gối và kéo chúng vào bên trong vớigót chân sát với khung xương chậu.
– Nhấn lòng bàn chân lại với nhau và để cho đầu gối thả sang hai bên.
– Các ngón tay nắm lấy ngón chân và đẩy gót chân càng gần vùng háng càng tốt.
– Không ấn hai đầu gối xuống sàn mà đẩy xuống sao cho bạn vẫn thấy thoải mái.
– Giữ tư thế trong 5 phút và trở lại tư thế ban đầu.

2. Tư thế nữ thần (Goddess Pose)

Đây là một trong những tư thế tốt nhất để giảm sự khó chịu trong những ngày có kinh nguyệt nhờ việc kích thích các cơ quan trong bụng và kéo căng các cơ háng.

– Bắt đầu với tư thế con bướm.
– Từ từ nằm thẳng ra sàn, dùng khuỷu tay để hỗ trợ.
– Hít thở sâu và giữ vị trí này trong 5-10 phút.
– Lăn qua 1 bên để gồi lên, trở lại tư thế ban đầu.

3. Tư thế anh hùng (Hero Pose)

Tư thế này tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản, có lợi cho háng và giảm đau bụng kinh rất tốt.

– Quỳ trên sàn nhà với 2 đầu gối sát nhau.
– Bàn chân đặt sang 2 bên hông, đảm bảo các xương của mông được đều được hỗ trợ trên sàn.
– Nếu không thể ngồi vững trên sàn nhà, bạn có thể sử dụng một tấm thảm để cảm thấy thoải mái.
– Gập tay và đặt trên đầu của bạn.
– Thở ra và đẩy lùi lưng về phía sàn (có thể tìm cách hỗ trợ).
– Giữ tư thế trong ít nhất 1 phút hoặc hơn nếu thấy thoải mái.

4. Tư thế vai (Shoulder Stand)

Tư thế này giúp giảm bớt nhiều triệu chứng liên quan tới nội mạc tử cung. Nó cũng có hiệu quả trong sản xuất hormone tuyến giáp, giúp làm dịu hệ thần kinh, giảm táo bón và ngủ ngon.

– Nằm xuống, hít thở sâu và khi thở ra thì uốn cong đầu gối về phía ngực.
– Đặt tay ở bên cạnh người, với khuỷu tay gần với cơ thể.
– Dùng tay đỡ lưng để đẩy chân lên phía trần nhà (bạn có thể đưa từng chân).
– Bấm khuỷu tay trên sàn nhà và hỗ trợ cân nặng trên vai và cánh tay.
– Đẩy thẳng chân, các ngón chân hướng lên trần nhà.
– Tiếp tục thở trong 5 phút trong khi giữ ở vị trí này.

Tư thế này không được khuyến cáo cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

5. Tư thế ngồi dang rộng chân (Wide Angle Seat Forward Bend)

Tư thế này giúp kéo căng toàn cơ thể và là một yếu tố kích thích hoàn hảo đối với các cơ quan trong bụng của bạn. Nó cũng giúp thư giãn và giảm bớt căng thẳng mà bạn đang gặp.

– Ngồi trên sàn với lưng thẳng và chân đặt phía trước.
– Dang rộng hai chân ra càng nhiều càng tốt cho đến khi bạn có thể cảm thấy căng.
– Giữ các ngón chân hướng lên trần nhà và hai chân ép chặt với sàn nhà.
– Từ từ uốn cong ở thắt lưng, giữ cho cơ thể phía trên thẳng và cân chỉnh.
– Sử dụng bàn tay của bạn chạm vào các ngón chân và uốn cong cơ thể hết sức có thể và vẫn thoải mái.
– Giữ tư thế trong ít nhất một phút.

Theo Afamily.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]