Đông y với bệnh viêm mũi

15.5953

Viêm mũi cấp do ngoại tà phần nhiều thuộc chứng thực, viêm mũi mạn quá trình bệnh lâu chính khí bị thương tổn hư suy nên thường biểu hiện là chứng hư. Cả viêm mũi cấp, mạn đều có thể biểu hiện tình trạng hư thực thác tạp. Khi điều trị Thực thì dùng pháp khu tà, Hư thì dùng pháp bổ, Hư thực thác tạp thì dùng pháp bổ chính khu tà phối hợp.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là những đợt viêm mũi cấp, nhưng nguyên nhân có liên quan đến yếu tố dị ứng gây viêm. Y học cổ truyền mô tả trong chứng Tỵ cừu và Tỵ uyên.

Theo y học hiện đại: dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ đang xâm phạm vào cơ thể, chất lạ đó gọi là kháng nguyên. Khi cơ thể bị kháng nguyên tấn công thì nó phản ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể để trung hoà kháng nguyên. Sự đấu tranh đầu tiên này không có triệu chứng lâm sàng, nhưng trong máu người bệnh đã có sinh kháng thể, như vậy bệnh nhân đã bị mẫn cảm, đây là sự phản ứng của cơ thể đối với lần tấn công đầu tiên của kháng nguyên.

Từ đây về sau, nếu kháng nguyên ấy lại xâm nhập nữa thì sẽ xảy ra sự đấu tranh kịch liệt giữa kháng nguyên và kháng thể, quá trình này sản sinh ra nhiều chất hoá học trung gian, và chính các chất này là nguồn gốc của các biểu hiện của bệnh dị ứng, như vậy dị ứng là một bệnh toàn thân của cơ thể, và viêm mũi dị ứng chỉ là một hiện tượng cục bộ của bệnh toàn thân đó.

Gừng

Nguyên tắc chung

– Đối với viêm mũi cấp tính thông thường chưa có biến chứng, chỉ cần chú ý chăm sóc, giữ gìn ấm áp, tránh gió lùa, mặc áo ấm, giữ ấm ngực, ấm cổ có thể bệnh cũng tự khỏi, chỉ nên dùng thuốc khi nào có biến chứng, nếu có dùng thuốc chỉ mang tính điều trị triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu…

– Đối với viêm mũi dị ứng: cần chú ý phòng bệnh ngăn ngừa những dị ứng nguyên.

– Đối với viêm xoang cần ngăn chặn các biến chứng viêm họng, phế quản phế viêm, viêm phế quản mạn tính.

Ké đầu ngựa

Ðiều trị cục bộ

– Dùng nước muối sinh lý nhỏ và rửa mũi trong các trường hợp viêm mũi cấp, mạn.

– Dùng thuốc xông mũi như:

+ Quả bồ kết, nướng, tán nhỏ, thổi vào lỗ mũi để gây nhảy mũi trong trường hợp mũi tắc không thông vì phế khí nghịch lên.

+ Hạt nhãn, đốt lên khói dùng ống trúc dẫn cho khói xông vào mũi trong trường hợp nước mũi chảy ra không dứt, có mùi hôi.

+ Lá lốt tán nhỏ, thổi vào lỗ mũi mỗi lần một ít dùng chữa trĩ mũi.

– Dùng tỏi 4 – 5 củ, giã nát như bùn, rịt vào lòng bàn chân, băng chặt, nước mũi tự nhiên khô ráo trong trường hợp viêm mũi cấp, mạn – viêm xoang.

Quế chi

Ðiều trị chung toàn thân

Tuỳ thuộc vào biểu hiện mà có pháp trị tương ứng:

Viêm mũi cấp tính:

Phép trị: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn.

Bài thuốc: Bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, quế chi 8g, bạch chi 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 16g, gừng 4g, xuyên khung 16g, hoài sơn 16g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Viêm mũi mạn tính.

Phép trị: Khu phong tuyên phế.

Bài thuốc: Ké đầu ngựa 16g, Cát cánh 6g, tân di 8g, cam thảo 6g, bạch chỉ 6g, hạ khô thảo 12g, bạc hà 6g.

Nếu do phong hàn giảm vị hạ khô thảo, thêm kinh giới 12g, phòng phong 8g, khương hoạt 8g.

Nếu do phong nhiệt thêm Hoàng cầm, tang bạch bì mỗi loại 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Hoặc dùng bài thuốc kinh nghiệm Tỷ tiên phương: Tế tân, tân di hoa, bối mẫu, thương nhĩ tử, tá dược.

Dạng thuốc sử dụng làm thành hoàn, dùng với nước đun sôi để nguội.

Châm cứu: Nhân nghinh, Hợp cốc, Ấn đường, Liệt khuyết.

BACSI.com (Theo SK&ĐS)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]