Du lịch lên sao Hỏa, một đi không trở về

Công ty Mars-One của Hà Lan cho biết, có hơn 200 ngàn người thuộc 140 quốc gia đăng ký lên sao Hỏa, chấp nhận một đi không trở lại và sống những ngày còn lại của mình trên hành tinh này.

0
Công ty Mars-One của Hà Lan cho biết, có hơn 200 ngàn người thuộc 140 quốc gia đăng ký lên sao Hỏa, chấp nhận một đi không trở lại và sống những ngày còn lại của mình trên hành tinh này.

Công ty Mars-One tung ra dự án đưa người lên sao Hỏa. Chuyến công du một chiều này sẽ kéo dài 9 tháng và dự tính bắt đầu từ năm 2023. Hiện đã có 202.586 người thuộc 140 quốc gia nộp đơn xin tham gia đợt 1 chuyến viễn du một đi không trở lại này. Trong số các ứng viên có 24% là người Mỹ, 10% người Ấn Độ, 6% người Trung Quốc, 5% người Brazil... Công ty Mars-One cho biết, trong vòng hai năm tới, việc tuyển chọn sẽ được tiến hành theo ba giai đoạn: Từ nay đến năm 2015, có từ 6 - 10 nhóm, mỗi nhóm 4 người được huấn luyện đầy đủ. Đến năm 2023, một trong những nhóm này sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa và sống những ngày còn lại của mình trên hành tinh này.

 Mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa.

Dự án này tốn khoảng 6 tỷ USD. Nhận được sự ủng hộ của giải thưởng Nobel Vật lý năm 1999, ông Gerard’t Hooft. Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến bi quan. Theo giới chuyên gia, dự án của Công ty Mars-One phải đối mặt với nhiều khó khăn như khả năng đưa các nhà du hành vũ trụ trở lại trái đất, những người trên sao Hỏa sống trong các "căn nhà" đặc biệt, rất nhỏ hẹp, phải tìm được nước, sản xuất ôxy và trồng trọt các loại rau hoa quả để sống trên đó. Thế nhưng, sao Hỏa là một sa mạc khổng lồ, khí quyển chủ yếu bao gồm dioxyde carbon và nhiệt độ trung bình là -630C. Các nhà du hành vũ trụ sẽ phải hứng chịu phóng xạ nguy hiểm trong quá trình bay lên hành tinh này. Khó khăn cuối cùng là hiện chưa có loại tên lửa và khoang chở các nhà du hành vũ trụ lên tới sao Hỏa.

Bên cạnh đó, NASA đang lên kế hoạch cụ thể từng bước để tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa và hoàn thành mục tiêu chủ chốt đưa con người lên hành tinh này vào năm 2030. Các nhà nghiên cứu của NASA sẽ phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi trước áp lực về nhiệm vụ tìm hiểu toàn bộ bề mặt sao Hỏa vào năm 2020. Josh Grunsfeld - Giám đốc Trung tâm Khoa học vũ trụ NASA phát biểu trong một cuộc hội thảo trực tuyến: "Chúng tôi vẫn đang trong công cuộc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi lớn: Liệu có sự sống tồn tại ở một hành tinh nào khác ngoài trái đất?". Grunsfeld chia sẻ sau khi đọc một bản báo cáo dài 160 trang của Khoa học Định nghĩa sao Hỏa 2020 - một đội nhỏ được NASA lập ra để phác thảo mục tiêu nhiệm vụ của toàn trung tâm: "Chúng tôi cần phải thăm dò bề mặt sao Hỏa thêm một lần nữa và chuyển đến bước tiếp theo của kế hoạch để trả lời cho câu hỏi: Sự sống đã từng tồn tại trên sao Hỏa?". Mục tiêu thăm dò toàn bộ sao Hỏa vào năm 2020 là điều kiện tiên quyết để hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giao phó: đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2030. Jack Mustard - thành viên của nhóm phát triển, Hiệu trưởng và cũng là giáo sư khoa học địa chất tại Trường đại học Brown nói: "Chúng tôi đang tìm kiếm dấu vết của sự sống. Nếu sự sống thực sự đã từng tồn tại ở đây, nó sẽ lưu lại những dấu vết". Ngoài mục tiêu dài hạn của năm 2020, NASA dự định khởi động kế hoạch nghiên cứu khí quyển và sự bay hơi ở sao Hỏa trong tháng 11 tới đây. Kế hoạch này nhằm khảo sát các hợp chất trong khí quyển sao Hỏa, từ đó đánh giá khí hậu ở đây có thích hợp cho sự sống hay không.

Tại hội nghị khoa học mang tên Gặp gỡ Goldschmidt tại TP. Florence (Ý), GS. Steven Benner thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Westheimer ở TP. Gainnesville (Mỹ) đề xuất giả thuyết rằng hành tinh đỏ là nơi tốt nhất để sự sống bắt đầu trước trái đất hàng tỉ năm.

Từ lâu, giới khoa học thắc mắc làm thế nào các nguyên tử có thể kết hợp với nhau để tạo nên thành phần phân tử của 3 cơ thể sống chủ yếu là ribonucleic acid (RNA), deoxyribonucleic acid (DNA) và protein. Các nhà khoa học khẳng định, sự sống ở trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa. Các phân tử kết hợp thành chất liệu di truyền này phức tạp hơn rất nhiều so với hóa chất hữu cơ tiền sinh học có chứa carbon, được cho là đã tồn tại trên trái đất hơn 3 tỉ năm trước, trong đó RNA xuất hiện đầu tiên. Năng lượng như nhiệt năng và quang năng tác động vào các phân tử hữu cơ không thể tạo ra RNA. Các nhà khoa học cho rằng, RNA cần được tạo thành khuôn từ những nguyên tử kết tinh theo dạng bề mặt khoáng chất. Các khoáng chất có tác dụng nhất để tạo khuôn cho RNA đã phân hủy trên bề mặt đại dương ở thời phôi thai của trái đất nhưng theo GS. Benner, chúng có rất nhiều trên sao Hỏa. Do đó, ông nêu khả năng sự sống bắt đầu trên sao Hỏa.

Trên thực tế, vấn đề nguồn gốc sự sống bắt nguồn từ sao Hỏa đã từng được bàn luận, nhưng GS. Benner nêu thêm ý tưởng về nguồn gốc sao Hỏa của sinh quyển trái đất. Lần này, ông trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy các khoáng chất chứa hai nguyên tố boron và molybdenum đóng vai trò then chốt để các nguyên tử kết hợp thành phân tử hình thành sự sống.
Lê Sơn (Theo AFP)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]