Dự phòng bệnh loãng xương

Có một căn bệnh mà người ta ví nó là kẻ ăn cắp thầm lặng. Đó chính là loãng xương. Khi có dấu hiệu lâm sàng của bệnh thường là lúc đã có biến chứng và cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Vậy có cách nào dự phòng bệnh loãng xương?

15.5995

Có một căn bệnh mà người ta ví nó là kẻ ăn cắp thầm lặng. Đó chính là loãng xương. Căn bệnh này diễn biến âm thầm, hằng ngày cứ lấy dần calci trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Vậy có cách nào dự phòng bệnh loãng xương?

Khu vực Châu Á được dự báo là sẽ chiếm tới 50% bệnh nhân loãng xương của cả thế giới. Người Việt Nam lại càng có nguy cơ cao vì thói quen ăn uống và điều kiện dinh dưỡng. Chế độ ăn kém Calci, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D, ít hoạt động thể lực, sinh đẻ nhiều lần và cả thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải Calci qua đường thận đồng thời giảm hấp thu Calci ở đường tiêu hóa.

Người bị loãng xương chỉ phát hiện ra bệnh cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Chúng ta có thể ngăn chặn loãng xương bằng cách ăn nhiều tôm, cua nhỏ, uống sữa đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, việc thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp cơ thể hấp thụ calci tốt nhất.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]