Đục thủy tinh thể không phải là bệnh

SKĐS - Mặc dù đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính dẫn đến mù mắt nhưng nó không phải bệnh mà là kết quả của một quá trình lão hóa mắt theo thời gian.

15.6027

Mặc dù đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính dẫn đến mù mắt nhưng nó không phải bệnh mà là kết quả của một quá trình lão hóa mắt theo thời gian. Khi còn trẻ tuổi, thủy tinh thể còn mềm mại, trong suốt, có thể phồng lên hay xẹp lại rất dễ dàng, nên có thể nhìn từ xa đến gần mà không thấy mỏi mắt vì biên độ điều tiết rất lớn. Ở người cao tuổi, thủy tinh thể bị ảnh hưởng do sự lão hóa sớm nhất, đến tuổi 40 thủy tinh thể bắt đầu cứng, độ đàn hồi giảm, khả năng điều tiết giảm. Khi đó chúng ta nhìn xa rõ nhưng nhìn gần mờ và thấy nhanh mỏi mắt. Lúc này chúng ta muốn đọc phải giơ sách báo ra xa mới đọc được. Muốn đọc gần phải đeo kính hội tụ, nên kính đọc sách còn được gọi là kính lão. Nếu mắt không bị cận thị thì người bình thường khoảng 40 tuổi bắt đầu phải đeo kính lão 1 đi-ốp.

Một nghiên cứu được theo dõi khoảng 10 năm của các chuyên gia sức khỏe phụ nữ cho thấy: mức độ vitamin E cao hơn trong chế độ ăn uống, cùng với carotenoid lutein và zeaxanthin, làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể xảy ra.

Điểm mù của mắt

Khi che một mắt lại và chỉ nhìn bằng mắt kia thôi, chắc chắn sẽ có một vật nào đó nằm trong vùng nhìn mà bạn không thể thấy được, dù bạn có sở hữu đôi mắt cú vọ 11/10. Sở dĩ như vậy là vì trong con mắt của chúng ta có một điểm đặc biệt, gọi là “điểm mù”. Tại “điểm mù”, võng mạc không thể nào tiếp thu được tín hiệu từ bên ngoài. Nếu nhìn bằng cả hai mắt thì cả hai điểm mù nằm lệch nhau, nhờ đó ta mới có thể thấy được tất cả các vật trước mắt.

(Theo Listverse)

Huệ Minh

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]