Đừng để 1/4 cuộc đời sống trong bệnh tật

Sức khỏe người cao tuổi suy giảm nhanh chóng từ tuổi 50 do thói quen ăn uống và những đặc điểm sinh lý thay đổi. Đó cũng là nguyên nhân người cao tuổi dễ mắc bệnh tật khi về già.

15.5963
Sau đây là những lời khuyên của chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng dành cho người cao tuổi.

Vì sao người cao tuổi dễ bị thiếu hụt vi chất?

Người trên 50 tuổi răng không còn chắc khỏe, miệng khô, gây khó khăn việc nhai, nghiền nhỏ thức ăn. Bên cạnh đó, dịch vị bao tử giảm, sự co bóp của bao tử, ruột yếu đi nên tiêu hóa thức ăn chậm và khó khăn hơn, khiến cơ thể không đón nhận hiệu quả các dưỡng chất từ thức ăn hàng ngày.

Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan như thói quen ăn uống sai lầm: ăn thừa tinh bột, đạm, đường muối mà thiếu hụt trái cây, rau cũng khiến cơ thể khó lòng nạp đủ dưỡng chất. Quá trình chế biến thực phẩm cũng sẽ làm hao hụt một lượng đáng kể các dưỡng chất.

Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ chỉ bị hao hụt từ 15 - 20%. Còn vitamin tan trong nước bị mất nhiều hơn do dễ bị hòa tan và phân giải, ước tính như sau: vitamin C: 50%; vitamin B1: 30%; caroten: 20%.

Bước qua tuổi 50 sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu suy giảm sức khỏe do thiếu hụt vi chất

Thiếu hụt dưỡng chất có thể gây ra những bệnh gì?

Mỗi dưỡng chất đều đóng những vai trò không thể thay thế trong cơ thể người. Việc thiếu hụt những dưỡng chất đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chúng ta. Chẳng hạn:

- Nếu thiếu đạm cơ thể sẽ bị suy nhược, gầy yếu, cơ nhão, rụng tóc, da mất độ đàn hồi và xanh xao, hệ miễn dịch suy yếu, hay ốm vặt… 

- Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi để duy trì nồng độ canxi trong máu thì canxi trong xương phải “di chuyển” đến bổ sung cho máu, lâu dài gây nên xốp xương, loãng xương.

- Thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà; thiếu vitamin C gây chứng chảy máu dưới da; thiếu vitamin B1 gây phù, suy tim; thiếu vitamin D gây còi xương; thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, viêm dây thần kinh; thiếu kali gây vọp bẻ, rối loạn nhịp tim; thiếu sắt gây thiếu máu...

- Còn các acid béo với vai trò quan trọng với hệ tim mạch và thần kinh nếu thiếu hụt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ…

- Chất xơ kích thích làm tăng nhu động ruột, tham gia hút chất độc, ức chế sự phát triển một số loại vi khuẩn gây hại trong đại tràng. Thiếu chất xơ gây táo bón, tăng nguy cơ mắc bệnh về đại tràng và các bệnh về tiêu hóa khác.

Dinh dưỡng cân bằng duy trì sức sống dài lâu sau tuổi 50

Vấn đề nan giải là ở chổ trong khi người ngoài 50 tuổi rất cần vi dưỡng chất thì “bộ máy” cơ thể của họ lại không hoạt động đủ tốt để tiếp nhận từ bữa ăn hàng ngày đầy đủ và cân đối các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất.

Theo BS Nguyễn Viết Quỳnh Thư, Trưởng khoa dinh dưỡng BV Nguyễn Tri Phương TPHCM: Để phòng ngừa thiếu chất sau tuổi 50, cần ăn đa dạng các loại rau, củ, quả, thịt, cá, tôm, cua... Bí kíp vàng trong chế độ ăn người tuổi sau 50 là “Dù ít về lượng, vẫn đủ về chất”. Để tăng khả năng hấp thu, chúng ta nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng; chế biến các món ăn với mùi vị hấp dẫn.

Ngoài ra, chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng, tập thể dục thường xuyên cho cơ thể dẻo dai, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, giữ cho tinh thần thư thái cũng góp phần giúp U50+ ăn uống ngon miệng hơn từ đó hấp thu hiệu quả dinh dưỡng cho tuổi xế chiều khỏe mạnh, tinh anh.

Đặc biệt, người cao tuổi nên uống thêm 2 ly sữa dinh dưỡng mỗi ngày vì trong sữa cung cấp đến 28 vitamin và khoáng chất theo nhu cầu của tuổi 50+, lại được bổ sung thêm chất béo MUFA, PUFA, rất tốt cho tim mạch, trí nhớ và chất xơ để tăng cường tiêu hóa.

Cuộc sống chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn khi mỗi người chủ động “làm thân” với sữa để bù đắp các thiếu hụt dinh dưỡng, duy trì sức khỏe và sống trọn vẹn trong những thập kỷ tiếp theo. 

2 ly sữa mỗi ngày giúp người sau 50 tuổi bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]