Dùng dứa để chữa sỏi thận

Dứa chứa nhiều vitamin C, có tác dụng sát khuẩn, thanh lọc cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể.

0

Bài thuốc chữa sỏi thận từ dứa

Loại thực phẩm thông dụng hằng ngày nữa nhưng ít ai biết rằng chứa đựng công dụng trị bệnh đó là quả dứa (có nơi gọi là trái thơm). Chia sẻ trên Pháp luật Việt Nam, bác sĩ Phạm Văn Hưng (54 tuổi, Trưởng phòng xét nghiệm thuộc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM) cho biết rằng đã dày công nghiên cứu loại quả này trong ứng dụng chữa bệnh.

Kinh nghiệm dân gian cũng như y học hiện đại phân tích cho thấy trái dứa chứa nhiều vitamin C, có tác dụng sát khuẩn, thanh lọc cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể.

Cách thức dùng dứa chữa bệnh sỏi thận như sau: Bổ dọc trái dứa sau đó nhét phèn chua vào giữa ruột rồi gắn lại. Nướng trái dứa cháy sém, dùng dao gọt bỏ phần vỏ, sau đó ép lấy nước để uống. “Người bị sỏi thận cứ kiên trì uống nước dứa nướng.

Có trường hợp sỏi sẽ ra ngoài theo đường tiểu tiện, có trường hợp sỏi tan ngay bên trong cơ thể. Tuỳ thể trạng từng người bệnh, bài thuốc phát huy công hiệu nhanh hoặc chậm khác nhau. Bài thuốc còn giúp tăng sức đề kháng cơ thể”, bác sĩ Hưng nói.

Cách 2: Dứa và trứng gà

Cũng theo Sức khỏe cộng đồng, bạn lấy một quả dứa nướng chảy vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó, đập một quả trứng gà vào nước ép rồi đánh tan hỗn hợp này. Uống hỗn hợp này 2 lần/ngà, trong 3 ngày sẽ hiệu nghiệm.

Những bài thuốc khác

Theo Thanh niên, còn có các bài thuốc khác để chữa sỏi tiết niệu theo y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng, sỏi tiết niệu phần nhiều thuộc chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm cho cặn lắng nước tiểu bị đọng lại, nhỏ gọi là “sa lâm”, to gọi là “thạch lâm”. Sỏi tiết niệu có nhiều thể khác nhau với các bài thuốc điều trị tương ứng.

Với thể thấp nhiệt - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng, họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc trị gồm các vị: mộc thông 9g, biển súc 12g, hoàng thạch 15g, sơn chi 12g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 9g, tiên hạc thảo 15g, xa tiền tử 15g, cù mạch 12g, đại hoàng 6g, cam thảo 6g, hải sa kim 15g, hòe hoa 9g.

Với thể can uất khí trệ - biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái rắt, ấn vùng thận đau, ngực sườn đầy trướng..., bài thuốc trị gồm: kim tiền thảo 40g, xa tiền tử 20g, đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 12g, chỉ xác 8g, đại phúc bì 8g, kê nội kim 8g, ý dĩ 8g.

Với thể thận âm suy hư – biểu hiện: tiểu tiện ra máu liên tục, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng, tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, thì bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, thục địa 12g, trạch tả 12g, kê nội kim 9g, mộc thông 9g, cam thảo 6g, đương quy 12g, hoàng bá 12g, sơn thù 6g, kim tiền thảo 30g, hải sa kim 15g, xa tiền tử 15g, hoàng kỳ 15g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, bằng cách: cho 1 lít nước vào thang thuốc, sắc kỹ chắt lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]